Trao đổi - Phản biện
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở miền núi Thừa Thiên - Huế
(08:33:52 AM 25/07/2012)Trạm Khuyến nông - lâm - ngư huyện miền núi Nam Đông đã thành công trong việc ươm thành công giống chuối "già lùn" bằng phương pháp nuôi cấy mô, với quy mô 6.000 cây/lượt ươm, bán cho đồng bào với giá từ 10.000 - 10.500 đồng/cây. Đặc điểm nổi trội của chuối nuôi cấy mô là thời gian trồng đến khi thu hoạch ngắn hơn so với các giống khác, thu hoạch cả vườn một lần... thay thế được hoàn toàn giống chuối địa phương vốn đang bị thoái hoá giống, nâng cao năng suất trên cùng một diện tích đất canh tác. Đến nay, toàn huyện Nam Đông đã phát triển được 250 ha chuối già lùn, thu nhập bình quân hơn 50 triệu đồng/ha. Ngoài trồng chuối, Nam Đông trồng được hơn 200 ha cau ở các xã Hương Lộc, Hương Hoà và Hương Phú. Huyện Nam Đông đã xây dựng được 5 cơ sở sơ chế biến cau xuất khẩu bằng cách luộc - sấy cau, đưa cau trở thành sản phẩm hàng hoá. Từ 0,5 ha cây cao su được đưa vào trồng thử trên đất Nam Đông, đến nay toàn huyện cũng đã trồng được hơn 3.000 ha cây cao su, trong đó có khoảng 850 ha diện tích cây trồng đã cho mủ, với sản lượng thu hoạch đạt khoảng 1.500 tấn, doanh thu hơn 45 tỷ đồng/năm.
Ảnh minh họa
Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, ông Ngô Văn Chiến cho biết: Kinh tế vườn đóng vai trò quan trọng ở các địa phương miền núi, làm thay đổi phương thức canh tác từ "phát, đốt, cốt, trỉa" sang sản xuất hàng hoá, góp phần ổn định việc định canh, định cư. Hiện nay, Nam Đông có tổng diện tích vườn đạt 584 ha, bình quân mỗi hộ có hơn 1.200m2, cơ cấu cây trồng chủ yếu là chuối, cau và một số loại cây có múi khác, thu nhập bình quân từ kinh tế vườn 24 triệu đồng/ha/năm, trong đó, riêng cây chuối cho thu nhập hơn 50 triệu đồng/ha. Nhận thức của người dân ở đây bắt đầu được nâng cao, ngày càng có nhiều người cải tạo vườn tạp, chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Giai đoạn từ nay đến 2015, Nam Đông tiếp tục chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Kinh tế vườn được xác định rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông hộ nên huyện Nam Đông vận động người dân tiếp tục phát triển, tiến hành trồng khảo nghiệm một số loại cây hiệu quả kinh tế cao, tăng cường tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định cho cây ăn quả. Huyện phấn đấu nâng cao giá trị mỗi ha vườn lên từ 27 - 29 triệu đồng; kinh tế vườn rừng từ 40 triệu đến 45 triệu đồng/ha; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 6 - 7%./.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đạo đức của người quản gia
- Việt Nam có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á
- Sài Gòn: Nhà hàng mở thi ăn phở khủng bị tố tung tiểu xảo
- Rắn lục đuôi đỏ cắn gần 500 người miền Nam
- Ngày 28/10, sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đợt 2
- Nhà thầu Trung Quốc đòi thêm tiền rồi bỏ về nước
- Hà Nội tự làm đường nước sông Đà bằng công nghệ nào?
- Những nội dung đổi mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013
- Sẽ có loại cây thay thế đèn đường?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.