»

Thứ bảy, 18/01/2025, 01:54:14 AM (GMT+7)

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(10:29:35 AM 16/09/2024)
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

 Huyện[-]A[-]Lưới[-](Thừa[-]Thiên[-]Huế):Thực[-]hành[-]truyền[-]thông[-]giảm[-]nhựa,[-]xây[-]dựng[-]hành[-]trình[-]sống[-]xanh

Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện A Lưới cùng ký tuyên bố chung đô thị giảm rác thải 
 
Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường và Phòng Văn hóa thông tin huyện A Lưới thúc đẩy và vận động các cơ sở du lịch thực hiện các giải pháp nhằm giảm phát sinh rác thải, đặc biệt là rác nhựa dùng một lần tại cơ sở. Theo đó, tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa với các giải pháp cụ thể về: phân loại rác tại nguồn, cắt giảm/thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần, truyền thông tại cơ sở, kiểm tra/giám sát nội bộ. 
 
Mặc dù, các nội dung cam kết chỉ mang tính chất tự nguyện, nhưng theo thời gian, hành động của mỗi người phóng viên chúng tôi đã ghi nhận sự chuyển đổi tích cực trong thực hành của các cơ sở du lịch này, một số đơn vị điển hình có thể kể tên như Homestay Hachi, Bungalow hay Paco Tựa. Nhằm khuyến khích và động viên nhóm khách sạn tiên phong, Dự án cùng với ban ngành của địa phương đã phối hợp để hỗ trợ và trang bị thùng rác, áp phích truyền thông giảm nhựa cho 20 cơ sở. 
 
Bên cạnh đó, Dự án cũng hỗ trợ sản xuất 01 phim ngắn (giới thiệu và quảng bá về du lịch sinh thái tại A Lưới, đặc biệt nhấn mạnh đến sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như các cơ sở dịch vụ du lịch trên địa bàn đối với vấn đề bảo vệ môi trường nói chung, và giảm thiểu rác thải nhựa nói riêng. 
 
“Xanh hóa” các khách sạn, nhà hàng
 
Huyện[-]A[-]Lưới[-](Thừa[-]Thiên[-]Huế):Thực[-]hành[-]truyền[-]thông[-]giảm[-]nhựa,[-]xây[-]dựng[-]hành[-]trình[-]sống[-]xanh
Thông điệp gửi đến khách du lịch
 
Theo bà Nguyễn Trang Nguyên- Chuyên gia truyền thông của Tổ chức WWF Việt Nam: “Các cơ sở lưu trú là những mắt xích quan trọng trong việc giảm rác thải nhựa một lần đối với ngành du lịch. Du lịch xanh đang ngày càng trở thành xu thế trên toàn cầu”.
 
Theo Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phúc, năm 2023 ngành du lịch địa phương đã ban hành kế hoạch giảm rác thải nhựa đến năm 2025; đưa ra kế hoạch thực hiện cụ thể phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” để triển khai trên địa bàn. Bắt đầu từ những thay đổi nhỏ, các khách sạn tiên phong sẽ tạo đà cho những bước chuyển đột phá xanh lớn hơn để giảm gánh nặng cho môi trường nói chung và việc quản lý rác thải nhựa nói riêng đối với phát triển du lịch bền vững.
 
Địa phương đặt ra mục tiêu trong năm 2024 giảm 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường, dưới sự hỗ trợ từ Dự án "Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam" do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) Na Uy tài trợ thông qua WWF-Việt Nam. Hưởng ứng chiến dịch này, vừa qua, 7 khách sạn thuộc Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, gồm: Villa Huế, Melia Vinpearl Huế, Azerai La Résidence Huế, ÊMM Huế, Mường Thanh Huế, Alba Spa Huế và Thanh Lịch đã tiên phong cam kết triển khai kế hoạch giảm sử dụng nhựa một lần trong hoạt động kinh doanh du lịch.
 
Giám đốc ÊMM Huế Lê Phước Khánh cho biết: Từ năm 2019, khách sạn đã triển khai các hoạt động nhằm giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường. Quan trọng hơn, năm 2023, khách sạn đăng ký chương trình phát triển bền vững và được tổ chức quốc tế Travel Life công nhận là khách sạn phát triển bền vững trên cơ sở đã đáp ứng được 120 tiêu chí về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Trong đó, giảm thiểu rác thải nhựa là vấn đề hết sức quan trọng cơ sở đã cam kết với Travel Life. Năm 2024, khách sạn sẽ giảm 90% lượng rác thải nhựa từ hoạt động kinh doanh dịch vụ so với năm 2023.
 
Những hành động cụ thể bao gồm: dùng vật liệu nhựa thân thiện môi trường đối với kem đánh răng, xà phòng, bàn chải đánh răng; hạn chế tối đa túi nilon từ các nhà cung cấp, phục vụ khách hàng bằng những túi xách giấy. 
 
Những năm gần đây, du khách đến khách sạn Villa Huế nhận thấy nhiều thay đổi trong không gian và cách phục vụ. Không chỉ du khách lưu trú, khách hàng tham gia các cuộc họp, hội nghị tại đây đều quen với việc được cung cấp, phục vụ bằng các chai, cốc nước thủy tinh. Với bộ phận lễ tân và tiền sảnh, việc thay thế đồ nhựa chủ yếu ở khâu tiếp đón, tạm biệt khách.
 
Trở lại Villa Huế sau khoảng 10 năm, du khách Annie Doyere (Pháp) tỏ ra bất ngờ, thích thú vì nhiều điều mới lạ. Từ mứt, bơ được gói trong các hộp nhựa nay thay thế phục vụ trên các đĩa sứ sạch sẽ đến các hành lang phủ xanh, tươi mát. Phòng nghỉ trang bị các chai nước thủy tinh, túi đựng áo quần bẩn bằng vải, lọ đựng dầu gội, sữa tắm cỡ lớn… Những sự thay đổi này khiến bà hài lòng và muốn quay trở lại đây nhiều lần hơn. 
 
Giám đốc khách sạn Villa Huế Nguyễn Thị Hoa chia sẻ, hàng năm cơ sở giảm được khoảng 200kg rác thải nhựa và tiết kiệm ngân sách khoảng 150 triệu đồng. Những con số này là minh chứng rõ ràng cho sự quyết tâm của khách sạn xây dựng hình ảnh du lịch xanh bền vững của Cố đô Huế, đồng thời tạo môi trường sống tốt đẹp cho không chỉ cho thế hệ hiện nay, còn hướng tới các thế hệ về sau.
 
“Chúng tôi hy vọng với sự tiên phong của mình sẽ khích lệ, động viên các đơn vị du lịch khác cùng làm theo để xây dựng một mạng lưới du lịch xanh mạnh mẽ cũng như bảo vệ phát huy giá trị thiên nhiên xinh đẹp của thành phố Huế - thành phố Xanh quốc gia, thành phố Du lịch sạch ASEAN” - Giám đốc khách sạn Villa Huế nhấn mạnh. 
 
Huyện[-]A[-]Lưới[-](Thừa[-]Thiên[-]Huế):Thực[-]hành[-]truyền[-]thông[-]giảm[-]nhựa,[-]xây[-]dựng[-]hành[-]trình[-]sống[-]xanh
Thông điệp tại các trường học ở A Lưới
 
Thay đổi được hành vi trong tiểu thương, người mua hàng
 
Trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện Đoàn A Lưới phối hợp tổ chức WWF-Việt Nam thực hiện thí điểm mô hình “Chợ giảm sử dụng túi ni lông và đồ nhựa dùng một lần”. Qua một thời gian triển khai, bước đầu mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của tiểu thương, người mua hàng tại các chợ trên địa bàn huyện.
 
Mô hình "Chợ giảm sử dụng túi ni lông và đồ nhựa dùng một lần” được triển khai tại hai chợ là Chợ Bốt Đỏ và Chợ A Lưới với mục đích tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường và giảm thiểu chất thải nhựa. Trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của cán bộ đoàn, ĐVTN và nhân dân trên địa bàn huyện về công tác bảo vệ môi trường, xử lý rác thải sinh hoạt khoa học, hiệu quả. Dần thay đổi thói quen sử dụng rác thải nhựa, túi ni lông chuyển sang sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường dễ phân hủy để góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
 
Trong hơn 6 tháng triển khai, bà con tiểu thương và người dân tại hai chợ được cấp phát sử dụng miễn phí túi giấy thân thiện với môi trường, hỗ trợ giỏ đi chợ cho những người đi chợ có thái độ tích cực.
 
Theo chị Trương Thị Uyên - Tiểu thương chợ A Lưới: “Từ ngày triển khai mô hình, các chị em dùng giỏ đi chợ, tôi thấy lượng xả rác túi ni lông giảm rất nhiều. Thời gian trước, túi ni lông xả đầy đường, khắp các ngóc ngách của chợ, nhưng hiện đã được dọn dẹp sạch sẽ, chợ thông thoáng hơn.”
 
Huyện[-]A[-]Lưới[-](Thừa[-]Thiên[-]Huế):Thực[-]hành[-]truyền[-]thông[-]giảm[-]nhựa,[-]xây[-]dựng[-]hành[-]trình[-]sống[-]xanh
Các sản phẩm thân thiện môi trường
 
Cùng với đó Huyện đoàn đã khảo sát lập danh sách 25 hộ tiểu thương tại chợ A Lưới cam kết tình nguyện thực hiện mô hình Quầy hàng xanh, gắn bảng Quầy hàng xanh, hỗ trợ gần 500 túi giấy cho 25 hộ tiểu thương này. Ngoài ra, Huyện đoàn đã phối hợp với tổ chức WWF - Việt Nam thiết kế, lắp đặt 02 Pano truyền thông tại chợ Bốt đỏ và chợ A Lưới (chợ mới), xây dựng hai tủ di động nhận và cung cấp túi ni lông sạch miễn phí cho người đi chợ đặt tại chợ A Lưới và chợ Bốt Đỏ song song với đó lắp đặt thêm camera theo dõi hoạt động của tủ ni lông để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động cho phù hợp và bảo vệ tủ khỏi bị phá hoại.
 
Anh Trần Toàn, Bí thư Huyện đoàn A Lưới cho biết, sau gần 3 tháng đi vào hoạt động đối với tủ tại chợ Bốt Đỏ và 1 tháng đối với tủ tại chợ A Lưới đã cho thấy hiệu quả rất rõ rệt của mô hình này. Trước hết là sự hưởng ứng của của các hộ dân, ĐVTN, học sinh trong việc làm sạch các túi ni-lon dư thừa tại nhà đem hỗ trợ cho các Chi đoàn, liên đội để các Chi đoàn, Liên đội đem đến ủng hộ tủ. Theo thống kê đã có hơn 420 ĐVTN, học sinh, người dân có đóng góp vào túi ni-lon sạch dư thừa tại nhà cho tủ và có khoảng 03-04kg túi ni-lon đã được tái chế thông qua hai tủ này; thứ hai, tất cả các túi ni-lon được đặt tại hai tủ đều nhanh chóng được người đi chợ, các hộ tiểu thương kinh doanh nhỏ lẻ, bán thời gian sử dụng hết; thứ ba, theo dõi qua camera, ý thức bảo vệ tủ của người dân cũng như tiểu thương, người đi chợ rất tốt, chưa có hành động phá hoại nào gây ảnh hưởng đến tủ.
HỒNG MINH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI