»

Thứ bảy, 14/12/2024, 07:37:33 AM (GMT+7)

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(13:43:17 PM 20/11/2024)
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

 Lãnh[-]đạo[-]VACNE[-]tham[-]gia[-]tọa[-]đàm[-]về[-]luật[-]thủ[-]đô[-]năm[-]2024

Tiến sĩ Trần Văn Miều, Luật sư Nguyễn Hưng Quang và người dẫn chương trình Nguyễn Lê Hải Hà trong buổi tọa đàm (Ảnh:VACNE).
 
Tham gia Tọa đàm có: Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam; Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Phó chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam.
 
Trong buổi Tọa đàm, Tiến sĩ Trần Văn Miều đã trao đổi xoay quanh những câu hỏi sau: 
 
Câu hỏi: Mặc dù, thành phố đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí, tuy nhiên, mức độ ô nhiễm của Hà Nội vẫn ở mức cao. Từ thực tiễn trên, các ông đánh giá như thế nào về những biện pháp mà Hà Nội đã và đang triển khai để giải quyết các vấn đề ô nhiễm trên địa bàn? 
 
Tiến sĩ Trần Văn Miều: Thủ đô Hà Nội đã và đang triển khai 19 giải pháp đồng bộ để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường không khí như: (1) Tổ chức lắp đặt các trạm quan trắc, xây dựng mạng lưới quan trắc giám sát chất lượng môi trường và kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm môi trường; (2) Thay đổi việc thu gom rác thải hàng ngày từ thủ công sang toàn bộ bằng xe quét, hút bụi; (3) Xử lý ô nhiễm ao hồ nội ngoại thành; (4) Xây dựng kế hoạch vận động đến ngày 31/12/2020 không còn hộ sử dụng bếp than tổ ong; (5) Triển khai xây dựng nhà máy xử lý bùn, xử lý rác thải bằng công nghệ đốt, phát điện; (6) Triển khai xây dựng các nhà máy xử lý nước thải thành phố; (7) Triển khai xử lý rác thải rắn xây dựng từ phá dỡ các toà nhà bằng công nghệ mới; (8) Xây dựng quy trình quản lý, thắt chặt việc thực hiện che chắn công trình khi phá dỡ, xây dựng; (9) Yêu cầu tất cả các trạm xăng có kế hoạch xây bổ sung khu rửa xe tự động; (10) Thường xuyên kiểm tra, xử lý xe chở vật liệu xây dựng cho các công trình; (11) Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cải thiện chất lượng không khí của thành phố; (12) Xây dựng nội dung quy tắc ứng xử nơi công cộng; (13) Triển khai chương trình trồng cây xanh; (14) Triển khai chiến dịch "Cánh đồng không đốt rơm rạ"; (15) Triển khai đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ; (16) Phát triển giao thông vận tải theo hướng sử dụng vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân; (17) Tăng cường kiểm tra, xử lý các phương tiện giao thông vi phạm; (18) Quản lý thống nhất việc sửa chữa, cải tạo đường sá và các hệ thống công trình ngầm trên địa bàn thành phố, phối; (19) Áp dụng các công nghệ mới trong việc xây dựng để tiết kiệm năng lượng, giảm phát thiểu ô nhiễm.
 
Tôi cho rằng, việc ban hành hệ thống giải pháp nêu trên là toàn diện, đồng bộ, có ý nghĩa quan trọng trong xử lý ô nhiễm không khí ở Thủ đô, nhưng quan trọng hơn là Thành phố cần tổ chức thực hiện một cách hiệu quả 19 giải pháp đặt ra. Theo tôi, cần thực hiện những giải pháp sau: (1) Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và xây dựng hành vi sống thân thiện với môi trường; (2) Truyền thông phổ biến để các cộng đồng biết, hiểu, tham gia thực hiện, giám sát việc thực hiện và nhận thức rõ quyền lợi của cộng đồng trong bảo vệ môi trường Thủ đô trong lành; (3) Truyền thông vận động làm cho mọi cộng đồng tự nguyện, tự giác thực hiện các giải pháp phòng – chống ô nhiễm môi trường Thủ đô; (4) Xây dựng mô hình cộng đồng tự quản trong bảo vệ môi trường nói chung và phòng – chống ô nhiễm môi trường nói riêng; (5) Cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia giảm thiểu ô nhiễm môi trường Thủ đô; (6) Phát huy vai trò của các Đoàn thể nhân dân, các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Trường học, các Lực lượng vũ trang, các Tôn giáo chung tay thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường Thủ đô; (7) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
 
Câu hỏi: Tại Điều 28 của Luật Thủ đô 2024 đã có quy định như: Quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô được thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa, lịch sử của Thủ đô; bảo đảm tỉ lệ không gian xanh theo quy hoạch…  Vậy, thưa tiến sĩ Trần Văn Miều, những quy định này có ý nghĩa như thế nào trong việc bảo vệ môi trường Thủ đô và tạo môi trường sống an toàn cho người dân?
 
Tiến sĩ Trần Văn Miều: Tôi cho rằng, Khoản 1, Điều 28, Luật Thủ đô năm 2024 đã quy định quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô theo những nguyễn tắc cơ bản. Những quy định này có ý nghĩa quan trọng đối với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu. Cụ thể là: (1) Phát triển bền vững nhằm đảm bảo khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đất, nước, không khí, rừng và khoáng sản; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có của Thủ đô để phát triển theo nguyên tắc bền vững; (2) Thực hiện chuyển đổi xanh đối với các ngành kinh tế của Thủ đô, với phát triển Kinh tế xanh, Tăng trưởng xanh, Kinh tế tuần hoàn, Kinh tế chia sẻ và xây dựng Lối sống xanh. Thực hiện chuyển đổi xanh nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; (3) Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những giải pháp tổng hợp nhằm huy động được các cộng đồng Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Dân cư ở nông thôn và đô thị, cộng đồng Trường học, các Lực lượng vũ trang và cộng đồng Tôn giáo tham gia,...
 
Để bảo vệ môi trường Thủ đô theo hướng phát triển bền vững, các giải pháp nêu trên phải được lồng ghép vào Chương trình phát triển Kinh tế, Xã hội và Bảo vệ môi trường sinh thái. Kinh tế, Xã hội, Môi trường thiên nhiên là ba yếu tố, đồng thời cũng là ba trụ cột quan trọng để phát triển Thủ đô thành Thành phố thông minh. 
 
Tôi cho rằng, Thủ đô cần có tầm nhìn về mối quan hệ biện chứng giữa ba yếu tố Môi trường thiên nhiên, Xã hội và Kinh tế bằng: (i) Tư duy mới, lấy yếu tố Môi trường thiên nhiên là nền tảng để phát triển Kinh tế và phát triển Xã hội; (ii) Cách tiếp cận mới đối với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu là việc làm của dân, do dân và vì dân; (iii) Cần có giải pháp mới trên cơ sở đổi mới nội dung và phương thức thực hiện các giải pháp toàn diện, đồng bộ mà Thủ đô đã đề ra; bổ sung những giải pháp mới cho phù hộp với khát vọng phát triển Thủ đô Hà Nội xanh bền vững. Xây dựng Thành phố Hà Nội trở thành Thủ đô xanh, thông minh, hòa bình, thân thiện.
 
Câu hỏi: Điều 28 của Luật Thủ đô 2024, đã quy định, Hội đồng nhân dân Thành phố đã được giao quyền và trách nhiệm nhiều hơn trong việc khắc phục tình trạng xâm hại môi trường ở mọi nơi, những hành động thiếu ý thức của một bộ phận người dân. Thưa tiến sĩ Trần Văn Miều, ông nghĩ như thế nào về vấn đề này?

Tiến sĩ Trần Văn Miều: Chúng ta đã biết, ngày 28/6/2024 Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô năm 2024. Trong Luật có Khoản 2,  Điều 28 quy định, Hội đồng nhân dân Thành phố có một số trách nhiệm sau: (i) Ban hành quy định về vùng Phát thải thấp; (ii) Quyết định chính sách hỗ trợ tập thể, cá nhân chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch; (iii) Quy định các biện pháp hỗ trợ việc di dời các cơ sở sản xuất trong khu dân cư, cơ sở sản xuất thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề ở nông thôn; (iv) Quy định biện pháp giảm phát thải nhựa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt trên địa bàn Thành phố.
 
Như vậy, Hội đồng nhân dân Thành phố có quyền hạn đầy đủ hơn trong việc quy định xử lý những tập thể và cá nhân vi phạm hành chính đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
Để thực hiện trách nhiệm của mình, Hội đồng nhân dân Thành phố cần ban hành văn bản pháp quy dưới luật nhằm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Văn bản của Hội đồng nhân dân Thành phố cần căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định 45 ngày 07/7/2023 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các văn bản khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các văn bản của Thành phố Hà Nội có liên quan đến bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
Đi đôi với việc ban hành văn bản pháp quy dưới luật, Hội đồng nhân dân Thành phố cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến; huy động các chủ thể tham gia công tác phản biện xã hội và công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường Thủ đô.
 
Câu hỏi: Trong Luật Thủ đô 2024 quy định, giai đoạn từ năm 2025 đến 2035, tầm nhìn 2050, thành phố Hà Nội xây dựng vùng phát thải thấp (an toàn về môi trường) để xác định hạn chế các phương tiện giao thông gây ô nhiễm  môi trường. Tiến sĩ Trần Văn Miều đánh giá như thế nào về biện pháp phân vùng phát thải thấp được quy định trong Luật Thủ đô 2024?

Tiến sĩ Trần Văn Miều: Vùng phát thải thấp (LEZ) là nơi một số xe gây ô nhiễm bị hạn chế hoặc nghiêm cấm với mục đích cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường. Các phương tiện giao thông hoạt động ở khu vực này phải đáp ứng tiêu chuẩn phát thải nghiêm ngặt. Phương tiện không đạt tiêu chuẩn sẽ bị hạn chế hoặc phải trả phí. Một số xe được ưu tiên tại vùng phát thải thấp như xe chạy bằng nhiên liệu thay thế, xe điện hybrid, xe hybrid xe lai sạc điện và các phương tiện không phát thải như xe chạy điện hoàn toàn.
 
Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố đề ra những quy định về tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp trên địa bàn Hà Nội. Dự kiến Nghị quyết này sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố vào tháng 12/2024 và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Việc xây dựng những vùng phát thải thấp không chỉ là lời giải cho bài toán ô nhiễm môi trường không khí, ùn tắc giao thông, mà còn là tiền đề để Hà Nội đạt được mục tiêu cấm hoàn toàn xe máy tại các quận của Thành phố vào năm 2030.
 
Tôi cho rằng, việc phân vùng phác thải thấp là một quyết định có tính đột phá của Thành phố Hà Nội. Quyết định này vừa là phương hướng, mục tiêu, giải pháp, chính sách để xử lý căn cơ tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc giao thông, chống ngập úng, xây dựng môi trường Thành phố theo mô hình: Sáng – Xanh – sạch – đẹp – An toàn.
 
Để thực hiện được việc phân vùng phác thải thấp cần làm cho dân biết, dân hiểu, dân làm, dân giám sát và dân thụ hưởng. Người dân có hiểu biết, nhận rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình sẽ là giải pháp cực kỳ quan trọng để thực hiện thành công việc phân vùng phác thải thấp ở Thủ đô.
 
Câu hỏi: Hiện nay, UBND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp trên địa bàn nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024. Quan điểm của Tiến sĩ Trần Văn Miều về vấn đề này như thế nào? Và cách phân vùng như vậy đã hợp lý hay chưa?
 
Tiến sĩ Trần Văn Miều: Như trên tôi đã phân tích làm rõ, việc phân vùng phác thải thấp là giải pháp căn cơ để Thành phố Hà Nội xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường. 
 
Trong bản Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố đã xác định thế nào là vùng phác thải thấp? Đã quy định về tiêu chí, điều kiện, quy trình và thủ tục để xác định vùng phác thải thấp. Đây là những quy định có tính pháp lý, là quyết tâm chính trị của cơ quan dân cử Thành phố. 
 
Tôi đồng tình với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội. Để đầy đủ hơn, tôi đề nghị bổ sung 3 nội dung sau vào Nghị quyết: (i) Đánh giá tác động của Nghị quyết đối với phát triển Kinh tế, Xã hội và Bảo vệ môi trường của Thành phố; (ii) Đánh giá sự lan tỏa của giải pháp phân vùng phác thải thấp đối với các quận, huyện của Thành phố, nhất là những địa bàn đông dân cư hay sảy ra ùn tắc giao thông, còn tình trạng ô nhiễm môi trường bức xúc; (iii) Xem xét những rào cản trong khi tổ chức thực hiện việc phân vùng phác thải thấp như: Thói quen của người dân, đời sống của một số người dân, văn hóa giao thông và văn hóa đô thị,...
 
Câu hỏi: Để việc phân vùng phát thải thấp đạt hiệu quả, không làm xáo trộn đời sống của người dân, đặc biệt là những người dân lao động còn khó khăn, thưa Tiến sĩ Trần Văn Miều, theo ông Thành phố cần xây dựng một lộ trình triển khai như thế nào? Và trong quá trình đó, thành phố cần lưu ý tới những vấn đề cốt lõi nào?
 
Tiến sĩ Trần Văn Miều: Tôi cho rằng, khi triển khai thực hiện việc phân vùng phác thải thấp có những khó khăn nhất định sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện như: (i) Sự hiểu biết của người dân; (ii) Sự thông suốt trong toàn hệ thống từ trên xuống dưới; (iii) Sự vào cuộc của các đoàn thể nhân dân; (iv) Sự tham gia của các ngành chức năng; (v) Sự đồng tình ủng hộ của các cơ quan báo chí.
 
Để khắc phục những khó khăn nêu trên, Thành phố cần xây dựng lộ trình cụ thể trong thực hiện việc phân vùng phác thải thấp: (i) Tuyên truyền phổ biến; (ii) Xây dựng mô hình điểm để rút kinh nghiệm, nhân rộng; (iii) Chuyển đổi các phương tiện phát thải thấp hoặc đạt quy chuẩn phát thải cho phép khi lưu thông trong vùng phát thải thấp; (iv) Khuyến khích các Quận, Huyện xác lập vùng phát thải thấp; (v) Yêu cầu bắt buộc các vùng ô nhiễm môi trường phải đầu tư nguồn lực, đảm bảo điều kiện để thực hiện vùng phát thải thấp: (vi) Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ tập thể và cá nhân thực hiện.
 
Như vậy, lộ trình thực hiện phân vùng phác thải thấp chia làm 6 bước, các bước có quan hệ hữu cơ với nhau, bổ sung cho nhau. Trong từng bước sẽ xác định thời gian, địa bàn, đối tượng, tiêu chí, chỉ tiêu và giải pháp kỹ thuật – công nghệ,...
 
Câu hỏi: Thời điểm Luật thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực đang đến rất gần. Theo Tiến sĩ Trần Văn Miều, thời điểm này, các cấp, các ngành của Thành phố cần ưu tiên thực hiện những công việc gì, và Tiến sĩ có kì vọng như thế nào đối với cột mốc tiếp theo là ngày 01/01/2025?
 
Tiến sĩ Trần Văn Miều: Tôi phải nói ngay rằng, việc ban hành luật đã khó, nhưng việc tổ chức thực hiện để đưa luật vào cuộc sống còn khó hơn rất nhiều.
 
Tôi tin tưởng là: Các cấp, các ngành, các đoàn thể của Thành phố Hà Nội đã chuẩn bị để tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024. 
 
Từ nay đến thời điểm Luật Thủ đô có hiệu lực còn hơn 1 tháng nữa (ngày 01/01/2025). Thời gian này là dịp cuối năm và sắp đến Tết Ất Tỵ nên tôi đề nghị, Thành phố Hà Nội ưu tiên thực hiện một số việc sau: (i) Làm cho dân biết, dân hiểu, dân nhận thức rõ quyền lợi và trách nhiệm trong việc thực hiện Luật Thủ đô năm 2024; (ii) Cấp Thành phố, cấp Quận/ Huyện, cấp Xã/ Phường cần xây dựng chương trình thực hiện Luật Thủ đô năm 2024; Lồng ghép việc thực hiện Luật Thủ đô vào chương trình, kế hoạch, đề án phát triển Kinh tế, Xã hội, Bảo vệ môi trường của ngành, địa phương; (iii) Huy động sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân, với phương châm “không để ai đứng ngoài cuộc”; (iv) Kết hợp, lồng ghép việc tổ chức thực hiện Luật Thủ đô với các chương trình “Xây dựng nông thôn mới và thành phố văn minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”, “Văn hóa giao thông”, “Xây dựng môi trường Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn”,...
 
Tôi tin tưởng và hy vọng Hà Nội sẽ trở thành Thành phố xanh - thông minh.
BTV
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI