Trao đổi - Phản biện
Việt Nam có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á
(17:57:03 PM 24/12/2014)
Một hang động tại khu vực thác Gia Long, Đray Sáp liên thông đến miệng núi lửa ở buôn Choah cách đó trên 10km - Ảnh: Hà Bình
Ông Nguyễn Văn Thuấn, tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất - khoáng sản (Bộ TN-MT), cho biết thông tin trên.
* Thưa ông, việc phát hiện và nghiên cứu về các hang núi lửa tại Đắk Nông có phải là phát hiện đầu tiên về hang núi lửa ở VN?
- Xét về nghiên cứu chính thức do cơ quan nhà nước sắp công bố thì đây là “quần thể” hang núi lửa đầu tiên được phát hiện và có các số liệu chi tiết.
Cụ thể, vùng đá bazan ở Tây nguyên là kết quả của hoạt động phun trào từ hàng triệu năm trước hình thành. Trong quá trình phun trào, các dòng nham thạch chảy xoắn đã tạo ra các hang động núi lửa có đặc thù riêng.
Năm 2007 các nhà khoa học của Tổng cục Địa chất - khoáng sản phát hiện tại khu vực Đray Sáp - buôn Choah, huyện Krông Nô (Đắk Nông) có hang núi lửa.
Cùng năm 2007, phía Hiệp hội Hang động Nhật Bản đã tình nguyện tham gia và các nhà khoa học của Nhật đã cùng tham gia nghiên cứu trong suốt quá trình từ đó đến nay.
Phát hiện “quần thể” 12 hang núi lửa
* Đến nay các nhà khoa học đã xác định hang núi lửa tại Krông Nô có quy mô ra sao?
- Vùng rừng buôn Choah, huyện Krông Nô có 12 hang núi lửa. Khu vực này rộng hàng chục kilômet vuông nên gần tám năm qua các nhà khoa học VN và Nhật Bản ròng rã nghiên cứu, đo đạc nhưng cũng chỉ mới có số liệu chi tiết của ba hang núi lửa phân bổ ở khu vực Đray Sáp - buôn Choah, còn những hang khác chưa nghiên cứu được.
Trong số ba hang đã có số liệu, chúng tôi xác định một hang có chiều dài hơn 1.055m.
Trong hang có nhiều chỗ rộng tới hàng nghìn mét vuông và được các nhà khoa học Nhật Bản đánh giá là hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á.
Tất cả những hang này đều nằm sâu trong lòng đất. Tuy nhiên do chưa nghiên cứu, đo đạc với chín hang còn lại nên chúng tôi chưa thể đưa ra nhận định về chiều dài của những hang còn lại.
Hiện tại, đoàn khảo sát đã có báo cáo những hang này đều có cửa hang và có chỗ phát hiện thấy cả miệng núi lửa.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã vào sâu trong hang và đo đạc chính xác đến từng mét. Đây là phát hiện và nghiên cứu rất có ý nghĩa.
Chúng ta có những hang núi lửa rất đẹp, nhiều hang có cấu trúc rất độc đáo theo kiểu hang núi lửa, thể hiện rõ sự chuyển động của dòng dung nham đùn chảy trước đây, có chỗ trong hang rộng như ở động Hương Tích của chùa Hương (Hà Nội).
* Với ba hang đã được các nhà khoa học đo chi tiết có tìm thấy dấu tích của con người ởnhững hang này?
- Người dân có biết những hang núi lửa này không thì chưa dám khẳng định. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu với ba hang đầu tiên cho thấy trong hang có một số loài sinh vật như rắn đang sinh sống. Riêng dấu vết của con người vào đây và để lại thì các nhà khoa học chưa tìm thấy.
Tức là chưa có dấu vết hay vật dụng cho thấy người dân đã vào và ở trong đó, mặc dù khu rừng được phát hiện có các hang núi lửa không ở sâu lắm.
Miệng núi lửa Chư Pluk, buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông - Ảnh: Hà Bình
Có giá trị lớn về du lịch
* Xét về giá trị di sản, kiến tạo địa chất, những hang này có sự khác biệt ra sao so với hang núi lửa của các nước?
- Tôi cũng đã đến miệng hang núi lửa ở đảo Jeju của Hàn Quốc, về giá trị cảnh quan thì những hang núi lửa của chúng ta đẹp hơn.
Vì vậy, có thể nói việc phát hiện và có kết quả nghiên cứu về “quần thể” các hang núi lửa tại đây có ý nghĩa rất lớn về giá trị khoa học về thiên tạo, giá trị về tiềm năng du lịch.
Chắc chắn những thông tin về “quần thể” hang động núi lửa này sẽ có ý nghĩa rất lớn với thế giới vì ít nơi nào có cả “quần thể” hang động núi lửa, miệng núi lửa như ở Krông Nô.
Điều này cũng sẽ là sức hút rất lớn về du lịch, về nghiên cứu khoa học, về di sản của hoạt động núi lửa để lại từ cách đây hàng triệu năm.
Một hang động tại khu vực thác Gia Long, Đray Sáp - Ảnh: Hà Bình
* Mất bao lâu để có đủ số liệu chi tiết về từng hang núi lửa trong “quần thể” hang núi lửa tại đây?
- Việc nghiên cứu với chín hang còn lại chắc phải dài dài. Vừa qua gần 30 nhà khoa học của VN và Nhật Bản cùng nghiên cứu mới có số liệu của ba hang. Kinh phí của VN chủ yếu là vốn phục vụ hoạt động của ngành, còn các nhà khoa học Nhật Bản tự bỏ tiền túi cùng tham gia.
Họ tham gia là vì đam mê nghề, vì thế để nghiên cứu hết số hang còn lại chắc chắn phải có vốn đầu tư, nếu đủ vốn thì cũng mất vài năm.
Mới đây, tỉnh Đắk Nông cũng có chương trình dự kiến hỗ trợ để nghiên cứu toàn bộ khu vực đó. Vì vậy, việc nghiên cứu tiếp tới đây sẽ theo hướng kêu gọi đầu tư.
Có thể kiến nghị thành lập công viên địa chất toàn cầu
* Nếu quá trình nghiên cứu diễn ra thuận lợi, Tổng cục Địa chất - khoáng sản sẽ có kiến nghị ra sao để phát huy giá trị của “quần thể” hang núi lửa Krông Nô?
- Khi có đầy đủ số liệu về 12 hang núi lửa tại đây, chúng tôi sẽ công bố trên toàn thế giới, sau đó kiến nghị cho thành lập công viên địa chất toàn cầu như ở Hà Giang.
Điểm khác với công viên địa chất đá vôi ở Hà Giang là khu vực hang núi lửa tại Krông Nô có nhiều điểm đặc sắc hơn.
Đây là quần thể các hang động, miệng núi lửa mà trên thế giới không có nhiều, nên khi công bố, việc thu hút khách du lịch, làm du lịch sẽ rất có ý nghĩa.
Đó là hiện tượng khá độc đáo, là di sản của thiên nhiên ban tặng cho mình, có hang rộng, dài nhất Đông Nam Á đã gợi ra sự tò mò cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đạo đức của người quản gia
- Sài Gòn: Nhà hàng mở thi ăn phở khủng bị tố tung tiểu xảo
- Rắn lục đuôi đỏ cắn gần 500 người miền Nam
- Ngày 28/10, sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đợt 2
- Nhà thầu Trung Quốc đòi thêm tiền rồi bỏ về nước
- Hà Nội tự làm đường nước sông Đà bằng công nghệ nào?
- Những nội dung đổi mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013
- Sẽ có loại cây thay thế đèn đường?
- CITES Việt Nam phát động chiến dịch giảm cầu đối với sừng tê giác
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.