Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thứ bảy, 18/01/2025, 02:02:17 AM (GMT+7)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(06:34:38 AM 06/10/2024)(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
>> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn >> Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất >> Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật >> Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
Cây xanh trồng còn nguyên bầu bọc rễ - Ảnh cắt từ clip
Trong đó 7 cây sử dụng bầu lưới, thuộc diện vật liệu không tiêu hủy và 5 cây bọc ni lông, vỏ bao xi măng.
So với số lượng cây bị đổ trên toàn TP Hà Nội, số lượng này rất nhỏ nhưng đây vẫn là việc cần phải lưu ý, chấn chỉnh nghiêm.
Cây trồng, nhất là cây xanh trong đô thị, nếu không xé bỏ lớp bầu bọc sẽ hạn chế tốc độ phát triển của cây và rễ bám vào đất. Chưa kể nhiều cây đã bị cắt bỏ bớt rễ cọc nên với vỏ bọc như thế sẽ làm rễ cây không phát triển, ăn sâu vào đất, từ đó rất dễ bị ngã đổ.
Việc này đã nhắc nhở, lưu ý nhiều rồi nhưng vẫn có đơn vị trồng cây vì mong muốn trồng nhanh, được nhiều cây hay vì lợi ích nào đó mà vẫn cố tình làm thì cần làm rõ. Trong đó sớm truy tìm xem đơn vị trồng cây này là ai, ở đâu.
Cùng với đó, rất cần phải công khai danh tính của các đơn vị này lên báo chí, truyền thông để người dân nắm được, cùng tham gia giám sát. Đồng thời yêu cầu đơn vị này phải có trách nhiệm rõ ràng với việc trồng cây xanh không đúng kỹ thuật của mình.
Qua việc này, các cơ quan chức năng cần tiếp tục nhắc nhở, giám sát chặt chẽ hơn và đề nghị người dân tham gia giám sát việc trồng các cây mới, không để hiện tượng sử dụng các loại bầu bọc gốc sai kỹ thuật tái diễn.
Cây xanh trên phố Hà Nội gãy đổ nguyên nhân chính là do bão số 3 với sức gió giật rất mạnh. Tuy nhiên ở Hà Nội vẫn còn trồng mới một số cây xanh đã to, cao quá. Đây là loại cây bị cắt hết những rễ ăn sâu xuống đất, chỉ còn một số rễ nhỏ xung quanh rồi được đánh bọc, đem trồng trong TP, khu đô thị.
Thêm nữa, đất ở đô thị, vỉa hè bị lèn quá chặt, cây không phát triển được, rễ cây không đâm sâu xuống dưới đất được. Khi bộ rễ và tán cây mất cân bằng thì nguy cơ đổ rất cao, chỉ cần dông lốc là có thể bị gãy, đổ.
Do đó các cơ quan quản lý, đơn vị trồng cây xanh cần phải xem xét lại quy trình, không nên trồng mới các cây xanh quá to.
Bên cạnh đó, các cây xanh ở Hà Nội hiện nay mới được cắt cành, chưa được tỉa tán cây. Cần phải tỉa tán thường xuyên, thậm chí tạo tán cho cây khi cắt tỉa.
Như vậy mới hạn chế được cây gãy đổ khi vào mùa mưa bão hay tránh những vụ việc như gãy nhánh cây công viên, trên phố ở TP.HCM khiến một số người tử vong vừa qua.
Việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, nhất là ở đô thị phải được coi là một khoa học rất cặn kẽ, chứ không phải chỉ đào cái hố rồi chôn cây xuống, tưới chút nước lên đó rồi xong.
Phải xác định trồng cây cũng như chăm sóc con người, từ bé đến lớn phải chăm chút cẩn thận, đúng cách, khoa học thì cây mới tồn tại, phát triển và đỡ tốn kém, đỡ tác hại, đổ gãy, gây tai nạn.
Ngoài trách nhiệm của các cơ quan chức năng cũng cần nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, mỗi người dân trong việc không đổ các chất gây hại, đóng đinh, sắt, treo biển quảng cáo... vào cây.
GS.TS NGÔ QUANG ĐÊ (NGUYÊN CHỦ NHIỆM KHOA LÂM NGHIỆP, TRƯỜNG ĐH LÂM NGHIỆP HÀ NỘI)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
- Đồi Cù bị phá nát, các anh đã ở đâu?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.