Trao đổi - Phản biện
Sẽ có loại cây thay thế đèn đường?
(08:55:45 AM 28/08/2013) Từ những năm 80 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật di truyền để tạo ra cây đầu tiên có thể phát sáng trong bóng tối, đó là một cây thuốc lá được thêm gen của đom đóm. Xin ông cho biết mục đích của việc làm này là gì?
Ông Antony Evans: Tôi nghĩ ban đầu đây chỉ là một công trình mang tính kiểm chứng. Tuy nhiên sau đó, các nhà khoa học đã sử dụng nó để nghiên cứu nhiều thứ khác như sự phát triển của rễ chẳng hạn. Bây giờ thì thực sự nó đã được dùng cho mục đích nghiên cứu cơ bản.
- Quay trở lại dự án của mình, vì sao nhóm ông lại quyết định chọn dùng loài cây có hoa Arabidopsis thaliana?
Ông Antony Evans: Lý do cũng đơn giản thôi, vì loài cây này đã được giới hàn lâm nghiên cứu kỹ càng rồi. Nó cũng giống trường hợp ruồi giấm trong sinh học thực vật vậy. Vì có bộ gen ngắn nhất trong các loài thực vật (có hoa) nên Arabidopsis thalianađược “săn đón” rất nhiều.
- Nhóm ông đã thêm gen gì vào để cây có thể phát sáng?
Ông Antony Evans: Chúng tôi đang sử dụng gen từ một loại vi khuẩn biển tên làVibrio fischeri.
- Quá trình tạo ra một cây phát sáng như thế nào, thưa ông?
Ông Antony Evans: Nhóm chúng tôi bắt đầu với Genome Complier – một phần mềm cho phép tìm kiếm và chỉnh sửa các trình tự gen trên một giao diện người dùng đồ họa.
Thông qua phần mềm này, chúng tôi đã tìm được bộ gen của vi khuẩn Vibrio fischeri, sau đó tiến hành mã hóa và tối ưu hóa gen, nghĩa là điều chỉnh trình tự gen để chúng có thể hoạt động trong cây thay vì trong vi khuẩn. Bước tiếp theo là tổng hợp DNA, “in” và gửi thông tin về chuỗi DNA ấy cho một công ty làm DNA qua email.
Sau khi nhận lại “hàng”, chúng tôi chèn DNA vào một số vi khuẩn được gọi là khuẩnAgrobacterium. Loại vi khuẩn này rất thông minh, nó tìm ra cách tự thay đổi gen cho mình và chèn DNA vào các giao tử cái của cây. Đem hạt từ những bông hoa đi trồng, chúng tôi sẽ có DNA mà mình đã thiết kế trên máy tính.
Việc nhóm chúng tôi đang tiếp tục thực hiện là dùng súng bắn gen để bắn nhanh DNA vào các tế bào thực vật. Những tế bào nhận được DNA sẽ sớm biểu hiện nó ra bên ngoài.
Ảnh: Antony Evans
- Liệu sẽ có ngày loại cây phát sáng này thay thế được đèn đường?
Ông Antony Evans: Có thể chứ nhưng vẫn còn xa lắm. Vấn đề lớn nhất hiện nay là thời gian, chúng ta phải mất nhiều thời gian để đợi cây lớn lên. Tiến hành thử nghiệm trên cây rồi sử dụng các chất xúc tác khác nhau nhằm đạt được thành quả mong đợi mất không ít thời gian đâu. Chúng tôi cần tận dụng mọi loại hình công nghệ dù biết rằng những công nghệ có thể áp dụng hiện không nhiều: đầu tiên là công nghệ mô phỏng giúp mô phỏng các trình tự gen trên máy tính; thứ hai là công nghệ in sinh học giúp in lá và thử nghiệm trình tự gen trên lá thay vì đợi cây lớn lên; và ba là liệu pháp gen trên cây giúp điều chỉnh vị trí gen, từ đó thay đổi DNA của cây.
Theo tính toán sơ bộ, một cây phát sáng có độ che phủ khoảng 93 m2 sẽ phát ra lượng ánh sáng bằng một cột đèn đường.
- Ánh sáng phát ra từ loại cây này có mạnh không và có thể phát sáng trong bao lâu?
Ông Antony Evans: Ánh sáng sẽ xuất hiện vào buổi tối, trừ khi cây chết, song độ sáng cũng ở mức vừa phải thôi. Mục tiêu của nhóm chúng tôi là tạo ra một thứ tương tự như sơn phát quang trong bóng tối. Hãy thử vào một căn phòng tối, bạn sẽ cảm nhận được ánh sáng mà cây phát ra như thế nào. Hiện chúng tôi đang nỗ lực tối ưu hóa và tăng cường độ phát sáng của cây.
- Ông đã từng nói rằng cây phát sáng là một biểu tượng của tương lai, vậy tương lai mà ông nhắc đến ở đây là gì?
Ông Antony Evans: Đó chính là tương lai của sinh học tổng hợp. Chúng tôi tin rằng loại công nghệ này sẽ sớm trở nên phổ biến và ngày càng đến được với nhiều người hơn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đạo đức của người quản gia
- Việt Nam có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á
- Sài Gòn: Nhà hàng mở thi ăn phở khủng bị tố tung tiểu xảo
- Rắn lục đuôi đỏ cắn gần 500 người miền Nam
- Ngày 28/10, sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đợt 2
- Nhà thầu Trung Quốc đòi thêm tiền rồi bỏ về nước
- Hà Nội tự làm đường nước sông Đà bằng công nghệ nào?
- Những nội dung đổi mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013
- CITES Việt Nam phát động chiến dịch giảm cầu đối với sừng tê giác
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.