Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thứ năm, 21/11/2024, 06:22:47 AM (GMT+7)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(15:15:10 PM 12/10/2024)(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
>> Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 >> Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới >> Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam -Ảnh: VACNE
Người phương Đông có câu nói nổi tiếng: “Thư trung hữu kim ngọc” tức là trong sách có “ngọc quý”. Câu nói này rất đúng cho mọi thời đai. Ngạn ngữ của người phương Đông có câu: “Dạy người ta trong một thời gian thì dạy bằng miệng, dạy người ta cả trăm đời về sau thì dạy bằng sách”. Lã Khôn, người Hồ Nam, Trung Quốc đã khẳng định: “Đọc sách hay làm cho thân ta ít lỗi”. Người phương Tây quan niệm rằng: “Đi câu không mang theo lưỡi câu và học không có sách, đó chỉ là những công việc vô tích sự”. Người dân Hy Lạp thì cho rằng, đọc sách đã tốt, nhưng tốt hơn phải biết vận dụng kiến thức trong sách vào cuộc sống: “Đọc nhiều sách là tốt, nhưng vấn đề là đọc như thế nào” đúng như Goethe đã từng tuyên ngôn: “Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi”.
Ngạn ngữ Việt Nam đề cao vai trò to lớn, có tính triết lý về giá trị của sách trong ca dao Việt Nam: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con”; “Dạy con đọc sách thánh hiền, còn hơn để bạc để tiền đầy rương” hay “Ai đi đâu đấy hỡi ai, hãy về đọc sách mai đây tiến trường”, “Sách báo là bạn, là thầy, là người giúp đỡ đêm ngày bên ta”, “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán; thuộc lòng, ngẫm nghĩ một mình hay” Tục ngữ Việt Nam có câu “Cần sách như cần áo cần cơm”. Người Việt Nam có truyền thống hiếu học và ham đọc sách. Thành ngữ Việt Nam có câu “Đọc muôn quyển sách, đi muôn dặm đường” tương tự với câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, “Yêu con sách chất đầy nhà, ghét con đi chợ mua quà cho con”.
Truyền thống đó, được các bậc tiền bối tổng kết thành tư tưởng và lời dăn dạy cho đời sau. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng nói: “Mắt không rời sách, gối đầu lên sách” hoặc: “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng, chẳng bằng kinh sử một vài pho”; Nhà hiền triết Cao Bá Quát khẳng định: “Đọc sách, mắt như đèn muôn dặm”; Đại thi hào Nguyễn Du với giọng thơ hào sảng, đầy tự hào: “Sách vở đầy bốn vách, có mấy cũng không vừa”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người kế thừa tri thức của phương Đông, phương Tây và của dân tộc Việt Nam. Sinh thời, Bác Hồ đã từng khuyên rằng: “Bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc…”; “Sách là thuốc bổ tinh thần”, “Siêng xem sách và xem nhiều sách là việc đáng quý”.
Chúng tôi cho rằng, sách là nguồn tri thức vô giá mà mỗi người có thể tự học hỏi, tìm tòi tri thức trong suốt cuộc đời của mình. Có sách hay như có người “thầy” giỏi, giúp ta thực hiện phương châm học suốt đời – Ai, ở đâu, làm gì cũng phải học. Sách cũng là nguồn tri thức vô tận của nhân loại, càng đọc sách càng thấy thế giới là rộng lớn, sự hiểu biết của con người là hữu hạn trong thế giới mênh mông đó. Bởi vì, quá trình hình thành nên tri thức – trí tuệ của con người qua ba con đường chính: (i) Qua tri thức bản địa; (ii) Qua trường lớp; (iii) Qua đọc sách. Như vậy, đọc sách vừa là con đường để con người có trí thức – trí tuệ, vừa là nền tảng bổ sung cần thiết cho học tập từ tri thức bản địa và từ trường học.
2.1. Người Việt ít đọc sách
Theo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường DataReportal (Singapore), tính đến tháng 1/2023, lượng người dùng mạng xã hội Facebook trên toàn thế giới đạt mức 3,3 tỷ người, chiếm 43% dân số Thế giới. Trong đó, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 7 với hơn 66 triệu người dùng. Không chỉ riêng Facebook, Việt Nam cũng nằm trong top 10 quốc gia có lượng người dùng TikTok và Youtube nhiều nhất Thế giới, với vị trí lần lượt là 6 và 9.
Trong khi dẫn đầu trên các mạng xã hội, người Việt Nam lại không mấy mặn mà với việc đọc sách. Một thống kê của Hội Xuất bản Việt Nam năm 2023 cho biết, Việt Nam hiện chỉ có 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng mới đọc sách. Bình quân sách trên đầu người Việt chỉ là hơn 1 cuốn/ năm, trong khi con số này với Malaysia là 10 cuốn/năm; Singapore là 14 cuốn; người Nhật, Pháp, Israel là 20 cuốn...
Kết quả của một khảo sát quốc tế năm 2016 cho thấy, tỷ lệ người Việt Nam đọc sách rất ít. Trung bình người Việt Nam đọc 1 giờ/1 tuần và thụ hưởng khoảng 4,2 cuốn sách mới mỗi năm (trong đó 2,3 cuốn là sách giáo khoa). Tỷ lệ này ở Malaysia là 12 cuốn sách/năm/người. Mỗi năm, một người Việt Nam đọc bình quân khoảng 1 cuốn sách, 80% người trong độ tuổi 20-30 không đụng đến sách suốt một năm.
2.2. Nghịch lý trong câu chuyện đọc sách ở nước ta
Thực trạng ở nước ta hiện nay có nghịch lý là: Trước kia, vào những năm 80 và 90 của Thế kỷ XX, người Việt Nam có nhu cầu cao đọc sách thì sách lại được in rất ít và người đọc thiếu tiền mua sách. Ngày nay, sách được in nhiều loại, nhiều bản và người dân có tiền mua sách nhưng lại ít đọc sách. Trong thực tế, có nhiều cuốn sách, trong đó có sách khoa học – công nghệ được viết, dịch và in ra nhưng không có người mua nên phải bán giấy vụn.
Qua nghiên cứu cho thấy, người Việt lười đọc sách là do nhiều nguyên nhận, nhưng nguyên nhân chủ yếu là hệ quả của việc mọi người thiếu quan tâm, nuôi dưỡng thói quen đọc sách từ nhỏ cho trẻ. Trường học không có tiết đọc sách chính thức, gia đình không quan tâm xây dựng và phát triển thói quen đọc sách cho con từ sớm. Việc triển khai văn hóa đọc còn hình thức, chưa truyền cảm hứng tích cực cho người đọc sách.
2.3. Lớp trẻ thiếu thói quen đọc sách
Lớp trẻ là thiếu nhi và thanh niên có tuổi từ 6 đến 30, chiếm khoảng 35% dân số cả nước. Trong đó, học sinh và sinh viên có khoảng 23 triệu người, chiếm 23% dân số. Đây là đối tượng đích của văn hóa đọc ở nước ta.
Các nhà khoa học, chuyên gia gọi, thế hệ trẻ ngày nay là thế hệ Gen Z. Người ta nói rằng, đây là thế hệ “thở công nghệ - sống công nghệ - ăn công nghệ” ngay từ khi sinh ra và khác biệt hoàn toàn với Gen X hay Gen Y.
Các nhà khoa học, chuyên gia cho rằng, thế hệ Gen Z có 9 đặc điểm nổi bật sau: (i) Thế hệ của kỹ thuật số; (ii) Có nhu cầu kết nối toàn cầu; (iii) Có nhu cầu kết nối xã hội và thể hiện bản thân mạnh mẽ; (iv) Luôn thích nghi với môi trường, thay đổi và di chuyển; (v) Nhanh nhạy và trực quan; (vi) Những người tạo xu hướng mới; (vii) Tạo ảnh hưởng trong mảng tiêu dùng; (viii) Khả năng tự học và sáng tạo nhiều nội dung tốt; (ix) Có xu hướng hẹn hò trực tuyến.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, thế hệ Gen Z nước ta có 9 đặc điểm như thế hệ Gen Z trên thế giới và quan trọng hơn cả là thế hệ Gen Z Việt Nam có những đặc điểm khác là: (i) Được sinh ra sau chiến tranh, biết chiến tranh qua bài học, phim ảnh, truyện, tư liệu,…; (ii) Có khát vọng làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước; (iii) Sống thực tế hơn; (iv) Có nhu cầu cao hơn thế hệ trước, cao hơn khả năng của đất nước, gia đình và bản thân; (v) Tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư; (vi) Có xu hướng trở thành công dân toàn cầu.
Phân tích trên cho thấy, tuổi trẻ - Thế hệ Gen Z của Việt Nam giữ vai trò quan trong trong phát triển văn hóa đọc nói chung và văn hóa đọc sách khoa học – công nghệ nói riêng.
Trong thực tế không như kỳ vọng của chúng ta. Bởi vì: (i) Thế hệ Gen Z lười đọc sách; (ii) Thế hệ Gen Z dành thời gian rỗi vào học thêm, tham gia hoạt động xã hội, chơi Gem, tán gẫu…; (iii) Thế hệ Gen Z thiếu kỹ năng đọc sách, nhất là sách khoa học – công nghệ; (iv) Thế hệ Gen Z bị chi phối bởi mạng xã hội và Chát GPT.
2.4. Mặt trái của mạng xã hội
Trong những năm cuối của Thế kỷ XX và những năm đầu của Thế kỷ XXI, sự phát triển của các mạng xã hội với những video ngắn hấp dẫn đang là mặt trái tác động tiêu cực lên thói quen đọc sách của người Việt Nam. Đó là khó khăn, thách thức không nhỏ đối với văn hóa đọc tại nước ta.
Có những chuyên gia cho rằng, ngày nay là "thời đại tiêu thụ thông tin ngắn". Xu hướng này đang phát triển đã tạo nên thói quen mới, người Việt thích đọc tin hơn là đọc sách và còn có sự nhầm lẫn giữa đọc tin với đọc sách. Trong khi đó, công tác truyền thông của chúng ta chưa làm cho mọi người hiểu được việc đọc tin để biết về thòi sự, còn đọc sách là để nâng cao kiến thức chuyên môn về kinh tế, xã hội, môi trường.
2.5. Người làm nghiên cứu coi tổng quan tài liệu là hình thức
Có một thực trạng rất đáng báo động, sinh viên và người làm nghiên cứu ở nước ta chưa coi trọng việc tổng quan tài liệu nghiên cứu và thống kê sách đã được tra cứu trong luận văn tốt nghiệp và đề tài nghiên cứu.
Ở nước ta có quy định bắt buộc, khi làm đề cương và viết báo cáo tổng hợp luận văn tốt nghiệp và đề tài nghiên cứu nhất thiết phải có tổng quan tài liệu và sách tra cứu. Quy định này để bắt buộc sinh viên và người làm nghiên cứu phải đến thư viện đọc tài liệu và sách có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Trong thực tế, công việc này được làm qua loa, đại khái. Tức là phần lớn sinh viên và người làm nghiên cứu sao chép lẫn nhau, tra trên mạng thống kê tài liệu và sách cần đọc.
Hiện trạng này đã làm giảm đáng kể số người đọc sách khoa học – công nghệ ở nước ta.
2.6. Tình trạng “sách tặc” đang hoành hành dẫn đến rủi ro cho công tác làm sách khoa học – công nghệ
Người Việt gọi chung những người có tác động xấu lên môi trường thiên nhiên là “tặc” như: Lâm tặc – Những người phá rừng; Cát tặc – Những người khai thác cát trái phép; Hải tặc – Kẻ cướp biển hoặc những người khai thác trái phép hải sản; Khoáng tặc – Những người khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản; Đinh tặc – Những người giải đinh trên đường giao thông.
Tôi có thể đặt tên cho một loại tặc mới, đó là “Sách tặc” – Những người làm trái phép đối với công tác làm sách nói chung và làm sách khoa học – công nghệ nói riêng. Đó là những người nào? Đấy là những người đạo sách (chép và copi nội dung của người khác) và những người in, phát hành sách lậu.
Hiện nay, hiện tượng “Sách tặc” tương đối phổ biến ở nước ta, được xã hội nhận diện, nhưng chưa có giải pháp dẹp bỏ.
3. Mối quan hệ trong công tác làm sách khoa học – công nghệ
Tôi xin nói đến công tác làm sách khoa học – công nghệ, bao gồm: (i) Người viết, biên soạn và dịch sách (tác giả viết và biên dịch – gọi chung là Nhà biên soạn); (ii) Người biên tập, người đọc morat, họa sỹ trang trí, người duyệt bản thảo, người cấp phép in sách, in sách – Gọi chung là Nhà sản xuất; (iii) Người làm phát hành và tuyên truyền giới thiệu sách – Gọi chung là Nhà phát hành; (iv) Người đọc sách, người truyền cảm hứng lan tỏa và người chia sẻ sách – Gọi chung là Nhà sử dụng sách; (v) Người đưa ra cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ công tác làm sách khoa học – kỹ thuật – Gọi chung là Nhà nước.
Đây là mối quan hệ hữu cơ, cộng sinh giữa 5 Nhà: Nhà biên soạn, Nhà sản xuất, Nhà phát hành, Nhà sử dụng và Nhà nước. Mối quan hệ này cũng có thể coi là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoặc hệ sinh thái của công tác làm sách khoa học – công nghệ của nước ta.
Phải nói rằng, đọc sách khoa học – công nghệ như một “món ăn” ngon, nhưng lại khó “nấu”, khó “ăn” và khó “tiêu hóa”. Tức là sản xuất sách khoa học – công nghệ đã khó, nhưng khó hơn là phát hành, khó hơn nữa là đọc và làm theo sách. Đọc và làm theo sách khoa học – công nghệ là một khâu cực kỳ quan trọng. Khâu này chính là nhu cầu của người đọc, có tác động lớn lên khâu sản xuất và phát hành sách. Đây là quy luật cung – cầu, cầu tăng thì cung sẽ tăngcả về số lượng lẫn chất lượng làm sách.
Nhằm nâng cao hiệu quả đọc sách khoa học – công nghệ ở nước ta trong thời gian tới, chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau: (i) Giải pháp cho Nhà biên soạn sách: Người viết và biên dịch sách cần thực hiện phương châm: “Quý hồ tinh hơn quý hồ đa” hoặc “Ít nhưng tinh”. Thời gian tới, các tác giả cần biên soạn và dịch những cuốn sách có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người đọc; sách viết ngắn, chắt lọc, có dung lượng trí tuệ cao; (ii) Giải pháp cho Nhà sản xuất sách: Cần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, biên tập, đọc morat, họa sỹ…; cần thực hiện cơ chế đấu thầu để lựa chọn được những cuốn sách có chất lượng cao; (iii) Giải pháp cho Nhà phát hành sách: Có cơ chế đặt hàng cho Nhà biên soạn và Nhà sản xuất; làm tốt công tác tuyên truyền giới thiệu sách; xây dựng mạng lưới phát hành và cần đánh giá sự hài lòng của Nhà sử dụng sách; (iv) Giải pháp cho Nhà sử dụng sách: Xây dựng thói quen đọc sách ở gia đình và nhà trường; xây dựng kỹ năng đọc sách khoa học – công nghệ; truyền cảm hứng lan tỏa thói quen đọc sách cho mọi người; (v) Giải pháp cho Nhà nước: Cần có giải pháp căn bản để chống tệ nạn “Sách tặc”; cần có chính sách đặc thù để khuyến khích, hỗ trợ Nhà biện soạn, Nhà sản xuất, Nhà phát hành và Nhà sử dụng sách khoa học – công nghệ; cần tổ chức tuần lễ đọc sách khoa học – công nghệ trong dịp Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (dịp ngày 18 tháng 5 hàng năm).
BTV
Gửi ý kiến bạn đọc về: Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- TS NGUYỄN NGỌC SINH, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: “Hướng tới cộng đồng, chung sức cùng cộng đồng”
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.