»

Thứ sáu, 21/02/2025, 14:53:08 PM (GMT+7)

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(03:33:15 AM 20/02/2025)
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Vận[-]động[-]ngư[-]dân[-]đưa[-]rác[-]về[-]bờ[-]và[-]câu[-]chuyện[-]thay[-]đổi[-]hành[-]vi[-]ở[-]tỉnh[-]Phú[-]Yên[-]

Phú Yên chung tay làm sạch đại đương

 

Nghề khai thác thuỷ hải sản ở các vùng biển ở tỉnh Phú Yên đã góp phần rất lớn vào việc giải quyết công ăn việc làm cho ngư dân, đồng thời cũng có những đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, những năm về trước nghề này và chính những ngư dân vận hành khai thác trên mỗi con tàu ra biển khai thác đều là một trong những thủ phạm góp thêm vấn nạn ô nhiễm đại dương bởi rác thải nhựa: Lưới, ngư cụ hỏng; chai nhựa, thùng xốp và rất nhiều những vật dụng thải bỏ khác đều xả thải ra biển, chìm sâu dưới đáy đại dương.

Câu chuyện thay đổi nhận thức, hành vi xả rác xuống đại dương đã dần được thưc hiện hiệu quả, đặc biệt trong thời gian 2 năm trở lại đây- đó là tỉnh Phú Yên. Đây là mô hình có tên “Vận động ngư dân mang rác về bờ” do Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam”, với đơn vị chủ trì là Cục Biển và Hải đảo, Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) (sau đây gọi tắt là Dự án) phối hợp thực hiện với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên trực tiếp hướng dẫn ngư dân thực hiện, triển khai.
 
Theo quan sát và thực tế của phóng viên, mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” tại tỉnh Phú Yên đã góp phần tích cực trong công cuộc bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm rác thải nhựa tại các vùng biển. Những hành động này đã giúp hệ sinh thái biển được hồi sinh trở lại.
 
Vận[-]động[-]ngư[-]dân[-]đưa[-]rác[-]về[-]bờ[-]và[-]câu[-]chuyện[-]thay[-]đổi[-]hành[-]vi[-]ở[-]tỉnh[-]Phú[-]Yên[-]
Ngư dân mang rác vào bờ

Người dân đồng tình ủng hộ
 
Toàn tỉnh Phú Yên có 1.931.000 tàu cá từ 06 mét trở lên, đăng ký tham gia hoạt động khai thác với hơn 25 nghìn lao động. Bình quân mỗi tàu khai thác xa bờ thải ra khoảng 1,9 triệu chai nhựa, còn tại 4 cảng cá lớn của tỉnh, hàng năm có khoảng 14 lượt tàu cá ra vào, công tác thu gom rác thải rắn sinh hoạt chủ yếu dựa vào ban quản lý và các tổ chức cá nhân thu nhân thu mua thuỷ sản trên bờ với khối lượng phát sinh khoảng 23,5 tấn/năm. Vì vậy, nếu ngư dân chung tay nâng cao ý thức mang rác về bờ và phân loại bỏ vào thùng rác theo màu đã được trang bị tại các cảng tại các cảng cá thì 1 lượng lớn rác thải không những không vứt xuống biển mà còn được phân loại, tái chế, hướng đến mục tiêu đó mô hình vận động ngư dân mang rác về bờ được sở TN&MT, sở NN&PTNT, huy động nguồn lực từ WWF-Việt Nam,…và được triển khai tại  04 cảng cá: Dân Phước, Tiên Châu, Đông Tác, Phú Lạc của tỉnh Phú Yên từ tháng 5/2024.
 
Ông Hà Viên, Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá tỉnh Phú Yên cho biết, Ban quản lý cảng rất coi trọng việc tuyên truyền và những việc cảng cá làm là tuyên truyền cho các chủ tàu, thu gom rác thải nhựa trước khi xuất bến mang đi và những đồ mang đi sử dụng, phải bỏ vào túi, gom lại mang về bờ. Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng kiểm tra giám sát thực tế việc thực hiện quy trình tại các tàu thuyền. Chủ tàu phải chứng minh nhận thức được việc làm này là có thật và có khối lượng.
 
Các tàu thuyền đánh cá với hàng chục ngư dân, hơn ai hết ngư dân, chủ tàu thuyền là người có trách nhiệm phải làm những việc này. Bà Nguyễn Thị Ý, chủ ghe TS- 96334 cho biết, người dân chúng tôi đã có trách nhiệm và phải lượm nhặt sạch sẽ và thực hiện theo đúng hướng dẫn của Ban quản lý và có báo cáo với Ban quản lý, tuỳ theo nhu cầu đi dài, đi ngắn ngày và phân loại vào túi lưới được Dự án, Tổ chức WWF – Việt Nam cung cấp.
 
Vận[-]động[-]ngư[-]dân[-]đưa[-]rác[-]về[-]bờ[-]và[-]câu[-]chuyện[-]thay[-]đổi[-]hành[-]vi[-]ở[-]tỉnh[-]Phú[-]Yên[-]
Chung tay mang rác vào bờ
 
Bên cạnh việc phát túi lưới thống kê lượng rác ngư dân thu về tại 4 cảng cá trên địa bàn, Ban quản lý cảng cá, phối hợp với Sở TN&MT, WWF-Việt Nam tổ chức các buổi tập huấn cho ngư dân, Hội nghề cá, cộng đồng cư dân làng biển để người dân và các bên liên quan biết được việc mang rác về bờ là việc cần thiết nên làm và phải làm vì chính cuộc sống của ngư dân.
 
Ông Lê Hữu Tình - Phó Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Phú Yên chia sẻ, đây là một việc làm, hoạt động bổ ích mang lạ tương lai cho nhiều thế hệ con cháu ngư dân sau này tiếp tục phát triển sinh kế, vì hiện nay rác thải trên biển nhiều quá, ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ hải sản dưới đáy đại dương, hệ sinh thái bị tận diệt.
 
Theo thông tin từ Sở TN&MT Phú Yên, 500 chủ tầu đã ký cam kết đưa rác về bờ và có khoảng 1 nghìn túi lưới phát cho tàu cá tham gia mô hình, đồng thời Tổ chức WWF hỗ trợ thiết bị lưu giữ rác tại 4 cảng, mỗi cảng 8 xe đẩy tay chứa rác loại 660 lít. Theo số liệu báo cáo của Ban Quản lý cảng cá Phú Yên, tính đến hết tháng 12/2024, tại 4 cảng tham gia mô hình, tổng số rác có thể tái chế là 2.925 kg, bình quân 1 tàu giao 14 kg rác trong 5 chuyến biển. Đây là một minh chứng cho sự thay đổi hành vi, trách nhiệm với môi trường.
 
Tại hội nghị tổng kết mô hình ngư dân Phú Yên đưa rác thải về bờ, đại diện các cơ quan chức năng đã có chung đề xuất, cần có thêm nhiều mô hình tương tự như này tại địa phương và cần có sự chung tay của tất cả các cấp chính quyền, người dân nói chung, ngư dân nói riêng tại địa phương,…đồng thời người dân cũng nhận thức rằng, sự thay đổi và trách nhiệm với môi trường phải là tính bền vững, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, tham vấn của các tổ chức quốc tế. Biển sẽ không thể trong lành, cho nhiều tôm cá nếu ngư dân không hành động bảo vệ, giảm nhựa đại dương.
 
Chính quyền chung tay đồng hành vào cuộc
 
Vận[-]động[-]ngư[-]dân[-]đưa[-]rác[-]về[-]bờ[-]và[-]câu[-]chuyện[-]thay[-]đổi[-]hành[-]vi[-]ở[-]tỉnh[-]Phú[-]Yên[-]
Ngư dân Vũng Rô dọn rác bờ biển
 
Theo Ban Quản lý các cảng cá Phú Yên, mô hình Ngư dân đưa rác về bờ được đơn vị triển khai từ tháng 5/2024. Kể từ khi triển khai mô hình ngư dân đưa rác về bờ đến nay, 100% hộ dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn bảy xã, phường thuộc thị xã Sông Cầu cam kết tham gia. Người dân sẽ thu gom, đem tất cả rác thải phát sinh từ hoạt động nuôi trồng thủy sản trên biển vào bờ để xử lý. Cơ quan chức năng cũng đã xây dựng 54 điểm tập kết rác thải tại những khu vực ven biển để người dân bỏ rác và sau đó có công nhân môi trường đến thu gom.
 
Lãnh đạo UBND thị xã Sông Cầu, cho biết để triển khai phương án thu gom xử lý rác thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản trên vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông, địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân đồng thuận cùng thực hiện. Bên cạnh đó, các cơ quan, ban ngành cũng chú trọng thực hiện phương án giao mặt nước biển cho người dân nuôi trồng thủy sản.
 
Qua đó, giúp người dân yên tâm nuôi trồng, đồng thời có ý thức cao hơn trong việc bảo vệ môi trường vùng nuôi của mình. Cùng với công tác thu gom, xử lý rác thải phát sinh từ hoạt động nuôi trồng thủy sản, hiện Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên đang trình UBND tỉnh phê duyệt đề án tổng thể phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Ngoài ra, địa phương đang tiến hành quy hoạch chi tiết vùng nuôi, sắp xếp và giao mặt nước nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân để có sự tham gia quản lý, giám sát chặt chẽ và bảo vệ môi trường tự nhiên.
 
Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” nằm trong Chương trình có tầm nhìn dài hạn với mong muốn xây dựng năng lực cho các địa phương nhằm đạt được mục tiêu không còn rác nhựa trên biển, trên đại dương, thông qua truyền thông và giáo dục, triển khai các hoạt động nhằm chặn tối đa lượng rác nhựa bị thất thoát ra môi trường, đồng thời tăng cường việc thu hồi, tái chế, tái sử dụng nguồn tài nguyên từ rác trong mô hình kinh tế tuần hoàn. Mỗi ngư dân khi tham gia mô hình Ngư dân đưa rác về bờ mặc dù chỉ thực hiện những hành động nhỏ nhưng đã góp phần rất lớn bảo vệ đại dương xanh, tái tạo nguồn lợi thủy sản.
NGUYÊN DƯƠNG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI