Trao đổi - Phản biện
Bức xức thực phẩm bẩn dù phạt nặng vẫn "thờ ơ"
(14:36:31 PM 26/12/2012)
Ngay ngày đầu tiên Nghị định 91/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm chính thức có hiệu lực vẫn còn rất nhiều người dân không quan tâm đến quy định mới này.
Người tiêu dùng cần cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc. Ảnh: TẤN THẠNH
Vô tư mua bán
Theo ghi nhận của phóng viên, tại những khu vực chuyên bán gia cầm sống, tình hình mua bán vẫn rất nhộn nhịp. Tại TPHCM, khu vực chợ Cầu (quận 12), cầu An Lộc hay đường Phạm Văn Bạch (quận Gò Vấp), gà vịt được bày bán công khai bên đường. Sau khi trả giá, nếu khách có yêu cầu, người bán sẽ làm thịt tại chỗ. Đặc biệt, vịt ở đây được làm lông bằng nhựa đường, sau đó nhúng qua những xô nước cáu bẩn trước khi đến tay người tiêu dùng.
Tại Hà Nội, các cơ sở kinh doanh, buôn bán thực phẩm, ăn uống vẫn diễn ra khá bình thường. Bà Phạm Thị Duyên, kinh doanh gia cầm tại một chợ cóc ở quận Hoàng Mai, cho biết bà đã kinh doanh mặt hàng gia cầm từ nhiều năm nay, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có giấy kiểm dịch. “Nhưng quả thật mức phạt cao thế này chúng tôi cũng phải cẩn thận hơn vì nếu vi phạm, buôn bán cả tháng cũng chẳng đủ để nộp phạt” - bà Duyên lo lắng.
Vừa tập huấn vừa xử phạt
Ông Nguyễn Minh Tiến, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Đà Nẵng, cho biết cơ quan này đã triển khai, phổ biến Nghị định 91 cho tất cả các cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn TP Đà Nẵng từ đầu tháng 12.
Ông Nguyễn Thanh, Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng cho biết việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ được Chi cục QLTT tỉnh tổ chức thực hiện song song với nhiệm vụ kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì xử lý nghiêm theo mức phạt mới của Nghị định 91.
Người tiêu dùng là kênh thông tin quan trọng Ông Nguyễn Văn Nhiên, Chánh Thanh tra Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết ngay trong ngày đầu tiên Nghị định 91 có hiệu lực nhiều đoàn kiểm tra ở các TP lớn đã ra quân kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và đang tiến hành các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Kết quả của đợt kiểm tra này sẽ được công bố trong tuần tới. Ông Nhiên cho rằng người tiêu dùng chính là kênh thông tin quan trọng trong việc phát hiện, tố giác những hành vi kinh doanh, buôn bán thực phẩm mất an toàn. N.Dung |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đạo đức của người quản gia
- Việt Nam có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á
- Sài Gòn: Nhà hàng mở thi ăn phở khủng bị tố tung tiểu xảo
- Rắn lục đuôi đỏ cắn gần 500 người miền Nam
- Ngày 28/10, sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đợt 2
- Nhà thầu Trung Quốc đòi thêm tiền rồi bỏ về nước
- Hà Nội tự làm đường nước sông Đà bằng công nghệ nào?
- Những nội dung đổi mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013
- Sẽ có loại cây thay thế đèn đường?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.