»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:40:20 AM (GMT+7)

Những tấm ảnh quặn đau mà chúng ta không thể thờ ơ Tin ảnh

(20:02:59 PM 06/12/2019)
(Tin Môi Trường) - Các vụ cháy rừng đặc biệt tồi tệ hồi tháng 9-2019 khiến sự chú ý thế giới đổ dồn về Amazon trong nhiều tuần liền. Hơn 10.000 km2 diện tích rừng nhiệt đới Amazon đã bị chặt phá trong vòng 12 tháng, tính đến tháng 7-2019.

Những[-]tấm[-]ảnh[-]quặn[-]đau[-]mà[-]chúng[-]ta[-]không[-]thể[-]thờ[-]ơ

Hoang tàn, lạnh lẽo và trơ trọi là những gì có thể nói về những cánh rừng Amazon sau các đám cháy - Ảnh: REUTERS

 
Các hình ảnh và quan sát, theo dõi của Viện Nghiên cứu vũ trụ quốc gia Brazil (INPE) đã phác họa những gì đang xảy ra với rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, nơi được xem như lá phổi xanh của nhân loại.
 
Số liệu do INPE công bố cho thấy diện tích rừng bị chặt phá đã tăng 43% lên 10.100 km2 từ tháng 8-2018 đến tháng 7-2019. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2008 khi có khoảng 12.287 km2 rừng Amazon bị chặt phá chỉ trong vòng 1 năm.
 
Một thống kê khác của cơ quan này cũng cho thấy trong 8 tháng đầu năm 2019, diện tích rừng ở Amazon bị chặt phá đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, lên tới 6.404 km2.
 
Để dễ hình dung, có thể lấy diện tích Singapore làm so sánh. Đảo quốc sư tử có tổng diện tích 721km2, như vậy diện tích rừng Amazon bị chặt phá chỉ tính riêng trong năm nay đã gấp 9 lần diện tích Singapore.
 
Các vụ cháy rừng Amazon đặc biệt tồi tệ vào các tháng 8 và 9, tàn phá nhiều diện tích rừng nhiệt đới này, gây ra sự phẫn nộ toàn cầu và bất đồng ngoại giao giữa Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cùng các nhà lãnh đạo châu Âu.
 
Theo nhà nghiên cứu Romulo Batista của tổ chức Greenpeace, hoạt động chăn nuôi cũng là nguyên nhân chính khiến Amazon bị hủy hoại nghiêm trọng với hơn 65% diện tích rừng bị phá để làm khu chăn nuôi gia súc.
 
Lá phổi của thế giới còn bị phá để trồng các cây nông nghiệp như đậu tương, mía đường - nguyên liệu trong nhiều loại đồ ăn phổ biến được bày bán tại các siêu thị trên khắp thế giới.

 

Những[-]tấm[-]ảnh[-]quặn[-]đau[-]mà[-]chúng[-]ta[-]không[-]thể[-]thờ[-]ơ 

Các vụ cháy rừng xảy ra gần như xuyên suốt từ đầu năm ở Amazon, trong đó có gần 1.000 đám cháy trong tháng 11 vừa qua - Ảnh: REUTERS
 Những[-]tấm[-]ảnh[-]quặn[-]đau[-]mà[-]chúng[-]ta[-]không[-]thể[-]thờ[-]ơ
Tháng 10-2019 ghi nhận 7.855 vụ cháy ở Amazon nhưng chẳng là gì so với con số của tháng 8 và tháng 9 - Ảnh: REUTERS

Những[-]tấm[-]ảnh[-]quặn[-]đau[-]mà[-]chúng[-]ta[-]không[-]thể[-]thờ[-]ơ

Trong 8 tháng đầu năm 2019 đã xảy ra gần 170.000 vụ cháy rừng lớn nhỏ trên khắp rừng Amazon, trong đó Brazil chiếm gần 85.000 vụ - Ảnh: REUTERS

Những[-]tấm[-]ảnh[-]quặn[-]đau[-]mà[-]chúng[-]ta[-]không[-]thể[-]thờ[-]ơ

Những gì còn sót lại của một cánh rừng sau đợt cháy rừng kinh hoàng ở Brazil - Ảnh: REUTERS

Những[-]tấm[-]ảnh[-]quặn[-]đau[-]mà[-]chúng[-]ta[-]không[-]thể[-]thờ[-]ơ

Một thân cây bị lửa đốt cháy rừng từ bên trong được nhiều người vì như sự uất nghẹn thiêu đốt ruột gan Amazon - Ảnh: REUTERS

Những[-]tấm[-]ảnh[-]quặn[-]đau[-]mà[-]chúng[-]ta[-]không[-]thể[-]thờ[-]ơ 

Lính cứu hỏa cố gắng dập tắt một đám cháy ở Amazon - Ảnh: REUTERS

Những[-]tấm[-]ảnh[-]quặn[-]đau[-]mà[-]chúng[-]ta[-]không[-]thể[-]thờ[-]ơ 

Hình ảnh xác của một con bò chết ngạt vì cháy rừng Amazon và các loài động vật khác khiến nhiều người không khỏi rùng mình - Ảnh: REUTERS

Những[-]tấm[-]ảnh[-]quặn[-]đau[-]mà[-]chúng[-]ta[-]không[-]thể[-]thờ[-]ơ

Một người dân Brazil đứng trước cảnh hoang tàn sau cháy rừng - Ảnh: REUTERS

Những[-]tấm[-]ảnh[-]quặn[-]đau[-]mà[-]chúng[-]ta[-]không[-]thể[-]thờ[-]ơ

Những người thổ dân bản địa có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng xanh. Nhưng theo Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, hiện nay có khoảng 14% diện tích của Brazil được coi là vùng đất của người thổ dân và nếu tiếp tục giữ như vậy thì chỉ đem lại đói nghèo và sự tách biệt của các cộng đồng thổ dân với đời sống của đất nước - Ảnh: REUTERS
TT- Ảnh: REUTERS
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những tấm ảnh quặn đau mà chúng ta không thể thờ ơ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI