Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thứ tư, 30/10/2024, 20:24:49 PM (GMT+7)
Trò lừa ẩm thực
(07:26:00 AM 14/03/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Trong khi dân tình còn đang xôn xao về thông tin hàng tấn chất tạo nạc thành phẩm dùng cho chăn nuôi đã bị lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai thu giữ hôm 10 và 12-3 thì một số tờ báo cũng đồng thời phát hiện, chỉ ra những thủ thuật biến thịt gia súc hư thối thành thực phẩm cho người
>> Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8) >> Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 059 >> Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-03 >> Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-02 >> Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-01
Chất độc cấm đang được sử dụng trong chăn nuôi- Ảnh minh họa
Người tiêu dùng không thể không giật mình khi các nhà chuyên môn nói rằng những gói “Super tạo nạc” chứa một loại chất độc cấm sử dụng trong chăn nuôi hầu như khắp thế giới; các loại hóa chất tăng trọng, tạo nạc nếu được dùng thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe con người, với các triệu chứng ngộ độc như run cơ, tim đập nhanh, thần kinh bị kích thích nhiều giờ hoặc nhiều ngày, mà đáng lo nhất là những người bị bệnh tim mạch. Cụ thể hơn, khi ăn phải thịt heo chứa chất này, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú; đàn ông có thể bị u nang tinh hoàn, dãn tĩnh mạch dịch hoàn…
Bên cạnh mối đe dọa từ chất tăng trọng, tạo nạc trôi nổi ngày càng nhiều và dường như không thể kiểm soát được, người tiêu dùng còn phải đối mặt với vô số trò ảo thuật biến thịt hư thối thành những “món ngon vật lạ” chào mời các nhà hàng, quán nhậu. Ít ai biết rằng thịt heo chết, heo bệnh sau khi ngâm tẩm bằng loại hóa chất tẩy trắng sẽ trở thành thịt tươi, rồi ướp thêm gia vị theo công thức nào đó để cho ra thịt đà điểu. “Kỳ công” hơn, loại thịt heo lẽ ra phải hủy ngay lập tức lại được các chủ cơ sở chế biến thành thịt heo rừng bằng một số kỹ thuật không quá khó… Các thực khách nhà hàng cầu kỳ hay dân nhậu bình dân có khi nào tự hỏi mình đã từng là nạn nhân của “trò lừa ẩm thực”?
Đáng lưu ý hơn khi cơ quan chức năng ở TPHCM còn ghi nhận những lô thịt gà, lòng gà đã bốc mùi có điểm đến là các chợ ven trường học, kể cả ở Làng Đại học Thủ Đức -TPHCM. Có thể hình dung thịt gia súc, gia cầm loại này đang len lỏi, trôi dạt khắp nơi, bởi theo một quan chức ở Chi cục Thú y TPHCM thì lượng thịt hư hỏng các loại được phát hiện tại TP thời gian qua chỉ là con số nhỏ, rất nhỏ. Vậy nên cũng không khó xác định trong điều kiện vật giá đua nhau tăng như hiện nay, hơn ai hết, nhiều anh chị em công nhân, nông dân, sinh viên xa nhà và người nghèo nói chung vẫn sẽ là nạn nhân của những con buôn mất hết lương tâm.
Không thể để kéo dài tình trạng này khi sức khỏe một bộ phận không nhỏ người dân bị xâm hại từng ngày, chất lượng sống suy giảm, nguy cơ mắc phải bệnh hiểm nghèo treo lơ lửng. Sự mất mát đó - đôi khi rất nghiêm trọng - đòi hỏi phải có hình phạt thật tương xứng đối với những kẻ trục lợi trên sức khỏe người khác và cả người bao che, thay vì chỉ xử phạt hành chính như hiện nay. Chỉ có như vậy mới hy vọng xóa bỏ được trò lừa mất nhân tính ấy.
CAO TUẤN/ NLĐ
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- TS NGUYỄN NGỌC SINH, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: “Hướng tới cộng đồng, chung sức cùng cộng đồng”
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.