Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Sân bay Nội Bài (Hà Nội): Nhân viên bốc xếp rạch hành lý trộm đồ
(08:29:12 AM 16/01/2015)Ngày 12/1, Cục phó Hàng không Đào Văn Chương đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra quy trình vận chuyển hàng hóa, hành lý ký gửi của hành khách tại hai sân bay lớn là Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Chiếc valy của nam hành khách bị rạch và mất điện thoại. Ảnh nhân vật cung cấp
Làm việc với các đơn vị liên quan ở Nội Bài, vị Cục phó yêu cầu các công ty vận chuyển dịch vụ báo cáo về thực trạng mất đồ của hành khách.
Ông Phạm Tuấn Anh - Phó giám đốc phụ trách an ninh Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, các vụ mất cắp xảy ra trong khu vực hạn chế, không có người nào bên ngoài, mà chỉ có lực lượng trực tiếp tham gia vào các dây chuyền vận chuyển trong khu vực này.
Đại diện Công ty cổ phần dịch vụ vận chuyển hàng hóa Nội Bài (NCTS), khẳng định, quy trình kiểm tra, kiểm soát của Công ty hết sức chặt chẽ, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, hàng trăm camera với một trung tâm điều hành hoạt động liên tục đảm bảo không để xảy ra bất kỳ sơ hở nào.
"Thậm chí, quần áo của nhân viên làm việc trong kho hàng cũng không được may túi, điện thoại không được dùng và tất cả người, phương tiện chỉ đi qua một cửa kiểm soát duy nhất", vị đại diện khẳng định.
Không đồng ý với cách lý giải này, Cục phó Hàng không cho rằng, nếu như kiểm tra, kiểm soát thực sự tốt như thế thì tại sao các vụ trộm cắp hàng hóa, hành lý vẫn xảy ra. "Rõ ràng còn các vùng, khu vực, các góc khuất mà những kẻ gian có thể tranh thủ thực hiện hành vi trộm cắp", ông Chương nói.
Lãnh đạo Cục hàng không nhấn mạnh, đây là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành Hàng không nên các đơn vị phải thống kê thực tế để từ đó phân tích, đánh giá xem xét mức độ phức tạp, tính chất các vụ việc, xảy ra ở công đoạn nào, thời gian nào... từ đó có biện pháp phù hợp nhất ngăn chặn tình trạng này tái diễn.
Trước đó, chiều 11/1, Công an quận Cầu Giấy bắt quả tang Trần Hữu Đức (22 tuổi, quê Đô Lương, Nghệ An) đang tiêu thụ 16 chiếc điện thoại di động Samsung mới tại một cửa hàng điện thoại. Qua điều tra, Đức khai nhận là nhân viên bốc xếp của Công ty Cổ phần dịch vụ vận chuyển hàng hóa Nội Bài (NCTS) và số điện thoại trên được moi trộm từ một kiện hàng ở sân bay Nội Bài.
Năm 2014, cũng tại sân bay Nội Bài, 2 nhân viên của Công ty NCTS bị bắt quả tang khi dùng dao rạch một kiện hàng để moi thẻ điện thoại di động của một công ty gửi qua đường hàng không. Hai nhân viên này đã moi được 1.000 thẻ điện thoại để chia nhau đem bán.
Theo báo cáo của Cảng vụ Hàng không, năm 2013, 2014 có 12 vụ mất trộm hàng hoá trong hành lý. Tuy nhiên, thời điểm cuối năm 2014, nhiều hành khách phản ánh về tình trạng bị mất đồ ở sân bay Nội Bài. Những hành khách này tỏ ra bức xúc vì không chỉ bị mất tài sản có giá trị lớn mà còn bị rạch rách valy, dù đã chằng, quấn nhiều lớp nilon hoặc băng dính bên ngoài.
Một nam hành khách giấu tên, từ Nhật Bản về sân bay Nội Bài mới đây phản ánh mất 3 chiếc điện thoại di động. Valy của anh bị rạch rách một góc rộng vừa đủ bàn tay.
Cùng cảnh ngộ với nam hành khách này, một số nữ hành khách cũng phản ánh bị rạch valy tại sân bay Nội Bài, mất điện thoại, iPad, mỹ phẩm và đồ dùng cá nhân.
Nhiều du học sinh ở Nhật Bản thậm chí lập thành một hội trên Facebook để chia sẻ kinh nghiệm đề phòng bị trộm đồ. "Mọi người có về nước nên đóng hành lý cẩn thận, cần quấn nhiều lần băng dính ở ngoài rồi cho vào thùng, bên trong valy thì nên để nhiều quần áo ở bên ngoài, bọc những đồ đắt tiền ở giữa, như vậy có bị rạch va ly nhưng cũng rất khó để lấy được đồ", một thành viên diễn đàn khuyên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.