»

Thứ năm, 31/10/2024, 06:22:35 AM (GMT+7)

Công viên Tuổi trẻ bị băm nát: “Đói quá mới làm như vậy!”

(13:37:14 PM 21/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Vì sao hàng nghìn mét vuông đất trong Công viên Tuổi trẻ bị “xẻ thịt” làm sân bóng đá, tennis, quán karaoke... nhiều năm không bị xử lý? Những người đứng đầu quản lý trực tiếp công viên này đều than rằng do... “đói quá mới làm như vậy”!

“Phá đi lại để bãi hoang?”

 

Có mặt tại Công viên Tuổi trẻ (Hà Nội), chúng tôi thấy chiếm phần lớn diện tích đất ở đây là sân bóng mini, sân tennis, bãi đỗ xe và quán karaoke… Khuôn viên cây xanh, ghế đá còn lại nhếch nhách, bẩn thỉu, đặc biệt là dưới lòng hồ cá chết nổi lềnh phềnh tỏa mùi hôi thối. Chính vì vậy, rất ít người ra vào công viên chơi.
 
Sân[-]bóng[-]đá[-]trong[-]Công[-]viên[-]Tuổi[-]trẻ
Sân bóng đá trong Công viên Tuổi trẻ
 

Nếu chỉ nhìn bề ngoài những sân bóng đá, sân tennis, quán karaoke… nhiều người cũng vui mừng rằng quy hoạch Công viên Tuổi trẻ đang đi đúng hướng trở thành trung tâm thanh thiếu niên, theo quyết định từ năm 2010 của UBND thành phố, vì có nhiều thanh niên ra vào vui chơi. Tiếc rằng, đơn vị trực tiếp quản lý công viên này đã “cầm đèn chạy trước ô tô”, làm nhưng không đúng quy hoạch.

 

Thế nên, sau khi phát hiện những sai phạm ở công viên này, đại biểu HĐND Hà Nội đã yêu cầu UBND thành phố xử lý nghiêm, truy trách nhiệm cụ thể những người liên quan. Sau phiên chất vấn của HĐND, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Văn Khôi, đã chỉ đạo kiểm tra, xác định, củng cố hồ sơ với các trường hợp vi phạm quy hoạch, sử dụng đất và công trình sai mục đích.

 

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Hoài Văn, Giám đốc Công ty đầu tư dịch vụ Tuổi trẻ (đơn vị quản lý trức tiếp công viên Tuổi trẻ) thừa nhận sự "nhanh nhảu" của đơn vị mình. Ông cho biết, khu vực sân bóng mini, tennis trước đây là bãi đất hoang để cỏ dại mọc, con nghiện vào tiêm chích ma túy… Do vậy, công ty đã “cầm đèn chạy trước ô tô” làm sân bóng phục vụ nhu cầu vui chơi cho nhân dân.

 

Hơn nữa, khi về quản lý công viên ông Văn còn được “thừa kế” những tồn tại cũ cho đến nay chưa được giải quyết hết, đó là lỗ kinh doanh đến năm 2006 là 25 tỷ đồng; nợ ngân hàng gần 50 tỷ; nợ thuế 11 tỷ đồng; nợ cán bộ công nhân viên 3 tháng lương, 700 triệu đồng bảo hiểm xã hội… Công ty này hiện bị phong tỏa tài sản. Trong khi đó, công viên Tuổi trẻ là công viên mở người vào không mất vé, các khoản thu từ ngân sách rất hạn hẹp.

 

Với những khó khăn bộn bế như vậy mà vẫn phải duy trì hoạt động của bộ máy quản lý công viên. Chính vì vậy lãnh đạo đã tìm cách xoay sở kiếm tiền tạo công ăn việc làm cho cả trăm cán bộ công nhân viên và trả một số khoản nợ từ việc kinh doanh dịch vụ trong công viên.

 

Trước những yêu cầu của UBND thành phố, ông Văn cho biết, cái gì không được phép sẽ phá bỏ. Tuy nhiên, ông Văn nói: “Khi nào có dự án thì mới thực hiện. Giờ chưa phá đi làm gì? Phá xong để bãi hoang rất lãng phí trong khi đời sống công nhân viên rất khó khăn”.

 

Sửa trong tầm tay

 

Trước những lo ngại về việc công trình hoạt động không đúng quy hoạch từ việc “xẻ thịt” đất công viên, dẫn đến nguồn thu mập mờ, khó kiểm soát, gây thất thu tiền của Nhà nước, Tổng Giám đốc Tổng công ty du lịch Hà Nội Phạm Đức Hùng (Công ty mẹ của Công ty đầu tư dịch vụ Tuổi trẻ) khẳng định việc đó không ngại vì công ty này thường xuyên được kiểm toán, thanh tra và nếu phát hiện làm sai thì phải “chém đầu”.
Sân tennis
Sân tennis trong công viên Tuổi trẻ
 

Ông Hùng cũng thẳng thắn nhận trách nhiệm khi công ty con của mình làm sai. “Những việc dưới đó, Tổng công ty không thể nằm ngoài trách nhiệm. Chắc chắn chúng tôi phải có trách nhiệm và bản thân công ty dưới đó cũng phải có trách nhiệm trước pháp luật”, ông Hùng nói.

 

Theo ông Hùng sự việc tồn tại trong Công viên Tuổi trẻ cũng có nguyên nhân từ việc người lao động “đói quá” do phải gánh một khoản nợ cũ của người tiền nhiệm nhưng đến nay phải tự lực tất cả dẫn đến việc “lấy ngắn nuôi dài”. Ông Hùng cũng thừa nhận kết luận của UBND thành phố Hà Nội là chính xác. Ông Hùng khẳng định công ty có thể sửa sai trong tầm tay.

 

“Thực ra khi người ta đói quá, vất vả quá… mới làm như vậy để có thể duy trì hoạt động của công ty. Chúng tôi cũng đã nhắc Công ty đầu tư dịch vụ Tuổi trẻ phải làm ăn cẩn thận vì để công viên như vậy không đùa được”, ông Hùng phân trần.

 

Để giải quyết triệt để những sai phạm trên, ông Hùng cho rằng, không cách nào khác là phải sớm chuyển đơn vị quản lý Công viên Tuổi trẻ hiện tại thành công ty công ích và phải có nguồn ngân sách cứng giống như các công viên khác đang hoạt động trên địa bàn thành phố hiện nay.
 
 

Ngày 13/8, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi yêu cầu Sở Xây dựng lập phương án mô hình quản lý khai thác đầu tư xây dựng và vận hành Công viên Tuổi trẻ theo hướng công trình công ích, báo cáo thành phố trong tháng 8.

 

(Nguồn: Quang Phong/ Dân trí)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Công viên Tuổi trẻ bị băm nát: “Đói quá mới làm như vậy!”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI