Tin tức » Tin trong nước
Chủ nhật, 19/01/2025, 09:05:05 AM (GMT+7)
Hàng ngàn người băm nát rừng vì tin đồn trúng trầm 50 tỉ
(21:57:24 PM 23/09/2012)(Tin Môi Trường) - Cả một góc rừng phòng hộ Gộp Ngà (xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn - Khánh Hòa) tan hoang vì hàng ngàn lượt người dân đào xới tìm trầm. Những cây cổ thụ đường kính 40-50 cm bị đốn hạ vô tội vạ, hàng chục lán trại của dân tìm trầm xả thải làm ô nhiễm nguồn nước.
>> Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk >> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
Những ngày gần đây, huyện Khánh Sơn – Khánh Hòa trở nên tấp nập lạ thường vì ô tô, xe máy chở hàng trăm người về đây tìm kiếm trầm. Những người kiếm trầm cho biết một nhóm đi “điệu” (những người kiếm trầm chuyên nghiệp) ở Đại Lộc (Quảng Nam) đã phát hiện rừng Sơn Trung có nhiều trầm kỳ. Một nhóm người đã đào được gần 10 kg trầm kỳ, bán hơn 50 tỉ đồng. Tin này lan nhanh khiến hàng ngàn lượt người ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Vạn Ninh - Khánh Hòa kéo lên đây đào bới mong đổi đời.
Trao đổi với chúng tôi, thượng tá Phạm Hồng Sơn, Phó trưởng Công an huyện Khánh Sơn, cho biết điểm đào bới cách trung tâm thị trấn Tô Hạp khoảng 7km về phía bắc. Việc đào bới trầm kỳ rộ lên từ ngày 18-9. Ban đầu, chỉ khoảng 200 người đến; sau đó tiếp tục đông hơn, có ngày thêm 500 - 700 người gia nhập. Hiện khu vực đào trầm đã lan rộng cả góc rừng hàng ngàn mét vuông.
Dân tìm trầm đã chặt hạ rất nhiều cây rừng lớn, đường kính lên đến 40 – 50cm để lấy mặt bằng và cột hạ trại. Họ đun nấu, đi lại, giẫm đạp hoa màu của người dân địa phương; xả rác, phóng uế bừa bãi khiến cả vùng ô nhiễm và có nguy cơ cháy cao.
Theo anh Nam ở Đại Lộc, nghe tin một nhóm người trong huyện trúng trầm, giàu to nên anh cùng một số người thuê xe vào Khánh Sơn để kiếm. Tuy nhiên, anh đào bới đã 3 ngày nay rồi vẫn không được gì. Bình (bạn anh Nam) bảo: “Nghe họ giàu lên nhanh nhờ trúng trầm mình cũng đi thử vận may xem sao. Chi phí từ quê vào, rồi ăn uống, thuê mướn người… hết gần chục triệu rồi nhưng rốt cuộc trắng tay”. Mấy ngày đào bới trong rừng, trời mưa lạnh, ẩm thấp, côn trùng thường xuyên cắn đốt, ăn uống tạm bợ khiến đoàn anh Nam, Bình mệt rã rời. Những cố gắng của hai người xem như số không.
Giàu lên đâu chưa thấy nhưng dân tìm trầm kỳ bị “chặt chém” không thương tiếc. Một ổ bánh mì được bán 20.000 đồng, lon nước 30.000- 40.000 đồng, dĩa cơm ngày thường chỉ 15.000 đồng, nay tăng gấp đôi…
Vì số lượt người tham gia kiếm trầm rất đông nên hiện bãi trầm được chia làm nhiều điểm, mỗi nhóm là một số người địa phương nhất định, đông nhất vẫn là người Quảng Nam, tiếp đến là Phú Yên, Vạn Ninh - Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Lâm Đồng… Những nhóm này thường xuyên cãi vã, giành lãnh địa. Thượng tá Phạm Hồng Sơn cho biết cơ quan chức năng rất lo ngại về nguy cơ mất an ninh trật tự. Do đó, lực lượng công an phối hợp cùng nhiều cơ quan chức năng khác tổ chức hàng chục lượt cán bộ rà soát, kiểm tra, truy quét các đối tượng khai thác trầm.
Bài-ảnh: K.Nam/NLĐ
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.