Trao đổi - Phản biện
Thú hoang và những dự án bảo tồn vẽ đường cho… săn trộm
(14:46:42 PM 29/08/2012)Năm trước thống kê 35, năm sau chết 5
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam (VACNE), kể, Đắk Lắk từng là cái nôi của voi châu Á.
Nửa thế kỷ trước, trong các cánh rừng Ea Súp Ea H’leo, và Bản Đôn, nhất là khu vực Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn ngày nay, voi nhiều vô kể. Có những đàn voi đông 30-40 con.
|
Những con voi hoang dã cuối cùng có thể cũng sẽ biến mất như tê giác Java nếu cộng đồng và chính quyền không thực sự chung tay với dự án bảo tồn. |
Nơi đây rừng nhiều, đất bằng phẳng, lại nằm ở ngã ba Đông Dương, thuận cho voi di chuyển từ rừng VN sang các cánh rừng đại ngàn bên Campuchia, Thái Lan, rồi Lào và ngược lại.
Chỉ riêng voi nhà, năm 1980, theo Sở Văn hóa Thông tin Đắk Lắk, tỉnh này có đến 503 con.
Nhưng nạn phá rừng diễn ra quá nhanh, săn bắt voi lấy ngà và lông đuôi gia tăng chóng mặt. Vọi sụt giảm nhanh chóng về quần thể và tấn công người ngày càng dữ.
Năm 1995 từng xảy ra vụ một con voi từ rừng Ea Trul xông ra buôn bà con Ê Đê gần đó phá nát ba ngôi nhà, vườn tược và quật chết một cụ bà. Dân quân Đắk Lắk phải bắn chết nó.
Năm 2005, Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) thống kê VN chỉ còn 81 con voi hoang dã, chủ yếu ở miền Trung và Tây Nguyên.
Năm 2010, tỉnh Đắk Lắk được phê duyệt dự án bảo tồn voi giai đoạn 2010- 2015. Mới đây, dự án được sửa đổi bổ sung với kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng.
Nhờ dự án, ông Huỳnh Trung Luân, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Voi Đắk Lắk, cho biết, từ tháng 8.2011, Trung tâm Bảo tồn Voi Đắc Lắc đi vào hoạt động.
Họ tổ chức giám sát voi hoang dã để thống kê số lượng cũng như quy luật di chuyển, tìm kiếm thức ăn. Họ đã tiếp cận được với hai đàn voi. Một đàn 29 con thường sống ở VGQ Yok Đôn. Đàn kia sáu con gần một công ty lâm nghiệp.
Tóm lại, voi hoang dã trên địa bàn tỉnh được xác định còn 35 cá thể. Cũng nhờ dự án, mới thống kê được số voi nhà còn lại là 51 con, giảm 90% so với cách đây 30 năm.
Những tưởng nhờ dự án, hai đàn hoang dã hiếm hoi còn lại cuối cùng sẽ được bảo vệ. Ai dè, chỉ hơn 8 tháng qua, 5 con chết trong đó 2 con đực bị giết bằng súng.
Bảy tháng đầu năm 2012, 3 con chết, trong đó có một con bị giết. Hai con kia được cho là bị sa lầy khi kiếm ăn.
Sáng 28/8, nhà báo Nguyễn Việt Thắng, Đài Tiếng nói Việt Nam, kể, các anh phải vượt 11 km từ trạm kiểm lâm gần nhất, qua hai con suối, và 6 km đường trơn trượt, để tiếp cận vị trí hai con voi trưởng thành bị phát hiện chết trưa 25.8. Sâu và xa là thế, Việt Thắng cho hay, vẫn không giúp gì trong việc bảo vệ đàn voi.
|
Tê giác Java ở VQG Cát Tiên được luật pháp Việt Nam bảo vệ nhưng cuối cùng nó vẫn bị bắn chết. Nguồn: WWF Việt Nam. |
Rừng sâu thăm thẳm mà vẫn có đường mòn, vẫn có vết lốp các loại xe cơ giới. Bên đường mòn, cây lớn còn lại rất ít. Nhiều nơi chỉ còn thấy gốc cây. Rừng nhìn bề ngoài có vẻ còn rậm rạp nhưng vào trong thì thấy rỗng ruột.
“Thỉnh thoảng vẫn nghe tin nhiều cây to, gỗ quý bị cưa xẻ ở VQG Yok Đôn. Để đốn hạ những cây to như thế cần nhiều thời gian và nhiều người. Vậy mà nạn chặt hạ cây rừng vẫn diễn ra. Trong khi đó, thời gian để bắn chết một con voi chắc ít hơn nhiều so với đốn hạ cây to. Điều đó cho thấy số phận của voi thật mong manh. Điều kiện sống của voi đang ngày càng chật vật hơn”, Việt Thắng nói.
Không ai hiểu bằng người trong cuộc
Ông Huỳnh Trung Luân chỉ ra ba nguyên nhân đe dọa voi. Thứ nhất, sinh cảnh bị thu hẹp, một số diện tích rừng bị khai thác quá mức, một số chuyển đổi mục đích sang trồng cây công nghiệp và các công trình dân sinh.
Thứ hai là xung đột giữa voi và người. Do mất sinh cảnh, voi thường về các khu dân cư và canh tác tìm kiếm thức ăn. Dân dùng nhiều biện pháp xua đuổi, voi bỏ chạy có tình trạng dẫm đạp lên nhau và chết. Thứ ba là săn bắt trộm.
“Một số người có nhu cầu quái đản khai thác lông đuôi voi, ngà voi, và một số bộ phận voi”, ông Luân nói.
“Voi đực trưởng thành bị săn đuổi nhiều nhất. Từ năm 2009 đến nay, 14 con voi chết trong đó có ba con voi đực bị sát hại bằng súng để lấy ngà và các bộ phận. Phần lớn voi con chết do bị giẫm đạp trong bầy đàn, bị xua đuổi”.
Nhưng vấn đề ở chỗ, tại sao dự án đi vào hoạt động mà vẫn không chặn được đà voi chết và bị giết? Làm sao bảo vệ được voi khi nhiều cư dân địa phương cũng muốn xà xẻo rừng, lấy việc phá trộm rừng trong vườn quốc gia làm kế sinh nhai? Làm sao giữ được rừng khi lúc nào cũng có một đội quân đông đảo từ nơi khác đến túc trực, đặt hàng cho việc phá rừng và trộm rừng? Làm sao có thể giữ được vườn quốc gia nếu, sau khi ra khỏi rừng, nhiều chuyến gỗ vẫn xuôi về đến Buôn Ma Thuột, thậm chí, ra tận các tỉnh phía Bắc.
Đấy là tâm sự của một số cán bộ trong ngành kiểm lâm Đắk Lắk mà nhà báo Việt Thắng không tiện nêu tên.
Dự án bảo tồn vẽ đường cho…săn trộm
Theo PGS.TS Phạm Bình Quyền, VACNE, các dự án bảo tồn thú hoang chủ yếu được quốc tế tài trợ; phần đối ứng của phía VN thường không đáng kể; đã thế, không ít nơi mang tính hình thức.
Tình trạng đó khiến nhiều dự án bảo tồn động vật hoang dã ở VN được triển khai đơn độc giữa một rừng các mối đe dọa từ tứ phía, theo TS Rossi Stenke, chuyên gia bảo tồn người Đức công tác nhiều năm ở VQG Cát Bà, Hải Phòng.
Các chuyên gia dự án một mặt cứ tuyên truyền ra rả về giá trị của thú hoang cần được bảo tồn với các thông tin nghiên cứu từ hiện trường cặn kẽ như địa điểm sinh sống, tập tính kiếm ăn… Mặt khác, họ đơn độc thực hiện các hoạt động bảo tồn trong bối cảnh nhận được sự phối hợp yếu ớt từ các tổ chức địa phương.
Nguyễn Điệp Hoa, nguyên cán bộ truyền thông WWF, nhận xét, thiếu phối hợp hiệu quả giữa dự án với chính quyền, thông tin của dự án bảo tồn chẳng khác nào bật đèn pha rọi sáng rực rừng sâu chỉ cho bọn săn trộm thú quý đang ở đâu, săn chúng bằng cách nào.
Điều tra về cái chết hồi tháng 5.2010 của cá thể tê giác một sừng quý hiếm tại VQG Cát Tiên, ông Craig Bruce - chuyên gia về Tê giác của WWF, nhớ lại, con tê giác này đã bị thương nặng trước khi chết. Một viên đạn khá to găm vào xương hiển nhiên không thể coi là vết thương nhẹ phần mềm.
“Hơn một thập kỷ qua, tôi đã tham gia công tác bảo tồn các quần thể tê giác lớn trên thế giới và đã có mặt tại nhiều hiện trường nơi có tê giác chết tự nhiên và không tự nhiên. Không tính tới yếu tố tuổi, viên đạn cắm trong xương và chiếc sừng bị lấy đi có thể coi là bằng chứng cho thấy cá thể tê giác này bị săn trộm đê lấy sừng”, Craig Bruce nói.
“Theo kinh nghiệm của tôi, hiếm khi sừng tê giác bị lấy đi một cách tình cờ bởi những người vô tình đi qua, sau khi nó chết tự nhiên, và 98% trường hợp tìm thấy tê giác mà sừng bị lấy mất là tê giác bị giết trộm để lấy sừng. Các vết cắt trên sọ cho thấy người cắt đã chuẩn bị trước dụng cụ phù hợp để lấy đi chiếc sừng”.
Một vụ săn trộm hoàn hảo giữa lúc dự án bảo tồn cá thể còn lại duy nhất này ở VN đang được triển khai ráo riết nhất. WWF khẩn thiết đề nghị mở một cuộc điều tra trên diện rộng và nếu cá thể tê giác này thực sự bị giết thì cần đưa những kẻ vi phạm, kể cả người bắn lẫn người buôn bán chiếc sừng tê giác bất hợp pháp ra xét xử theo pháp luật VN.
Từ đó đến nay, chưa có gì được làm sáng tỏ. Từ đó đến nay, các dự án bảo tồn thú quý hiếm vẫn diễn ra như cũ, thú hoang tiếp tục được bảo tồn bằng cách để cho… chết và giết. Chả nhẽ bó tay?
Để bảo tồn những con voi cuối cùng ở Đắk Lắk, đã có dự án di chuyển các xưởng cưa và sau đó là các cơ sở chế biến gỗ gần rừng vào các cơ sở công nghiệp. Nhưng các huyện có diện tích rừng lớn và có voi lưu trú như Yok Đôn đều chưa có cơ sở công nghiệp nào.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đạo đức của người quản gia
- Việt Nam có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á
- Sài Gòn: Nhà hàng mở thi ăn phở khủng bị tố tung tiểu xảo
- Rắn lục đuôi đỏ cắn gần 500 người miền Nam
- Ngày 28/10, sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đợt 2
- Nhà thầu Trung Quốc đòi thêm tiền rồi bỏ về nước
- Hà Nội tự làm đường nước sông Đà bằng công nghệ nào?
- Những nội dung đổi mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013
- Sẽ có loại cây thay thế đèn đường?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.