(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Nhiều cách làm sáng tạo vì cộng đồng
Chương trình Đô thị
giảm nhựa (ĐTGN) đã đồng hành và hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch hành động (KHHĐ) Quản lý rác thải nhựa đại dương tới năm 2025, tầm nhìn 2030 với các nội dung trọng tâm: Cải thiện, bổ sung, chỉnh sửa và đẩy mạnh thực thi các chính sách
về công tác quản lý, giảm thiểu rác thải nhựa của địa phương; nâng cao nhận thức thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục
về giảm thiểu rác thải nhựa; cải thiện hệ thống quản lý - thu gom - xử lý rác thải, tăng cường phân loại rác, thu hồi rác tái chế; kiểm soát ô nhiễm rác thải nhựa trên bờ và dưới biển; tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế, các nghiên cứu, thực hiện công tác giám sát - đánh giá,... KHHĐ này xác định rõ vai trò và phân công trách nhiệm của các bên liên quan tại địa phương cùng tham gia thực hiện.
Chia sẻ
về một số kết quả đã đạt được của Chương trình Giảm nhựa, bà Nguyễn Thị Diệu Thuý, Giám đốc chương trình Giảm Nhựa (Tổ chức
Quốc tế về
Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam - WWF Việt Nam) cho biết: “Điều đầu tiên tôi muốn nói là khi thực hiện dự án, sự thay đổi của các bên liên quan ở các đô thị trong vùng dự án có
nhiều chuyển biến, chúng tôi nhận thấy chính quyền địa phương rất quyết liệt chỉ đạo, người dân, doanh nghiệp đã bám sát kế hoạch, tuân thủ các điều lệ đã quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020. Song song với đó, sự hỗ trợ giúp đỡ, chủ đạo từ cấp Trung ương đặc biệt là các đơn vị quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ cấp trung ương đến địa phương đã hỗ trợ rất tích cực trong chương trình
triển khai dự án, vì vậy Dự án khi
triển khai chúng tôi có rất
nhiều thuận lợi”.
“Đối với chương trình Đô thị giảm nhựa, việc đầu tiên là Dự án đã đánh giá hiện trạng của rác thải nhựa tại địa phương đang diễn ra như thế nào thông qua mô hình Đánh giá dòng chất thải nhựa ở địa phương qua tất cả các bước từ nguồn phát thải ở các hộ gia đình, doanh nghiệp, khu vực công cộng,… sau đó thu gom vận chuyển, tái chế và cuối cùng là đến khâu xử lý hoặc chôn lấp.
Ngoài ra, có một phần chất thải thất thoát trực tiếp ra môi trường do không được thu gom. Bước đầu tiên này chúng tôi đánh giá qua tất cả các khâu để tính toán lượng chất thải nhựa thất thoát ra môi trường là bao nhiêu và đâu là những điểm then chốt cần can thiệp nhằm ngăn chặn có hiệu quả nhất trong việc giảm và tiến tới là ngăn chặn lượng chất thải nhựa ra môi trường. Thực tế, có
nhiều cách tiếp cận nhưng với dự án này chúng tôi chọn các tiếp cận này để chọn ra những giải pháp can thiệp phù hợp với địa phương, do địa phương chủ trì trong các can thiệp đó và được sự ủng hộ, giúp đỡ của tất cả các bên liên quan ở địa phương để chung tay giảm thiểu các nguồn, điểm thất thoát rác thải nhựa ra môi trường”- Bà Nguyễn Thị Diệu Thuý đã chia sẻ!.
Ưu tiên tăng cường năng lực, hỗ trợ cộng đồng
Hiện nay, có thể thấy dọc các bờ biển ở Việt Nam đều là những điểm đến yêu thích của du khách trong nước và quốc tế, du khách đến nhiều, tất nhiên sẽ có những áp lực, trong đó có lượng rác phát thải cũng ngày một tăng lên, gây áp lực rất lớn cho môi trường.
Khi
triển khai chương trình Đô thị
giảm nhựa ở các địa phương này,
Tổ chức WWF tại Việt Nam đã xác định trước tiên phải dựa vào nguồn lực, những điều kiện sẵn có của địa phương; kêu gọi sự đồng lòng của người dân và sự hỗ trợ của chính quyền và các bên liên quan ở địa phương.
Tổ chức WWF chú trọng ngay vào khâu tăng cường năng lực, hỗ trợ để những đơn vị phối hợp này có đủ thông tin, nguồn lực để có thể
triển khai các mô hình tại cộng đồng.
Trong suốt hơn 4 năm triển khai, dự án đã tổ chức rất
nhiều các buổi truyền thông, tập huấn và giáo dục cho học sinh ở các trường học hoặc cho các cán bộ nòng cốt ở địa phương, tiếp tục hỗ trợ,
triển khai đến các cụm dân cư, các hộ gia đình, các doanh nghiệp để có sự đồng lòng, ủng hộ của những người tham gia vào mô hình, cư dân ở địa phương.
Những tổ chức nòng cốt mà chúng tôi hướng đến là Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc,… là những đoàn thể có sự ảnh hưởng tích cực, thường xuyên đến cộng đồng địa phương.
Phụ nữ đổi rác thải lấy sản phẩm thay thế
Xuyên suốt trong 5 năm qua,
Tổ chức WWF luôn ưu tiên xây dựng những mô hình mẫu có tính lan tỏa hoặc có thể nhân rộng được. Các mô hình này mang tính tính đặc thù của địa phương để có thể áp dụng được, nhưng lại có thể nhân rộng được ra
nhiều địa phương khác.
Có rất
nhiều các mô hình tiêu biểu, trong đó có thể kể đến như: Mô hình “Ngôi nhà xanh thu gom rác thải nhựa” của hội phụ nữ được
triển khai ở rất là
nhiều địa phương như: Huế, Phú Quốc, Đồng Hới, Thanh Khê - Đà Nẵng,
hay ở Long An... Trong đó, nổi bật là mô hình của hội phụ nữ ở Đồng Hới (Quảng Bình); Huế,... Phong trào của Hội Phụ nữ các địa phương này đã được lan toả, nhân rộng, khởi xướng ra mô hình thu gom rác thải có thể tái chế được từ các hộ gia đình trong cộng đồng, từ những ngư dân là anh em là chồng, con, người thân của họ.
Họ vận động các ngư dân mang rác có thể tái chế được
về bờ để gây quỹ cho Hội. Và chính từ đấy họ dùng quỹ để hỗ trợ cho những người phụ nữ yếu thế, gặp khó khăn, những hoàn cảnh khó khăn, những em nhỏ bị mất cha mẹ trong dịch covid-19. Thậm chí là hỗ trợ ngược lại cho chính những anh em ngư dân bị gặp rủi ro trong quá trình khai thác trên biển hoặc mất tàu.
Những khoản hỗ trợ này tuy nhỏ nhưng rất ý nghĩa đối với những người ngư dân đó. Vì vậy, họ càng nỗ lực, tích cực hơn để hỗ trợ hội Hội phụ nữ và mang rác có thể tái chế được
về bờ.
Thực tế cho thấy, đây là một việc mang tính chất lan tỏa kết nối rất hay,
Tổ chức WWF và chính phủ Việt Nam rất tâm đắc với mô hình này. Ngoài ra, còn có Hội phụ nữ ở Phú Quốc tổ chức mô hình giáo dục hành động. Trong đó, Hội phụ nữ trao đổi với các chị em ở các tổ dân phố, từ đó đưa ra một danh sách các hoạt động mà các chị em có thể làm được. Tại mỗi hộ gia đình, các chị em lựa chọn những phương án mà mình có thể
triển khai được để tự nguyện làm theo cam kết đó.
Thông qua những cam kết như vậy có rất
nhiều mô hình
hay được thực hiện như mô hình chị em thu gom các hộp xốp bỏ đi để sử dụng làm thùng chứa rác hữu cơ, rác trong vườn làm thành phân compote để trồng nha đam, trồng ớt và hồ tiêu. Những mô hình để trồng nha đam và ớt đã mang lại những cái hiệu quả kinh tế rất thiết thực, rất
nhiều chị em xung quanh khu vực đã đến học hỏi để làm theo - Đó cũng là một mô hình hiệu quả tôi nghĩ rất tích cực và lan tỏa được trong cộng đồng.
Hay như mô hình đoàn thanh niên ở huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), các bạn đã tổ chức những ngày hội ra quân để xóa các điểm nóng và biến thành những công viên vui chơi cho trẻ em.
Điều này được đánh giá rất cao của lãnh đạo địa phương cũng như cộng đồng tại địa phương khi từ những điểm nóng không ai muốn đi qua đã trở thành những điểm vui chơi và làm đẹp cho huyện A Lưới. Đây là những mô hình nhận được sự ủng hộ của chính quyền cũng như địa phương, đặc biệt những mô hình này làm thay đổi diện mạo của địa phương.
Kêu gọi doanh nghiệp vào cuộc chung tay giảm nhựa
Cũng theo báo cáo của
Tổ chức WWF tại Việt Nam,
nhiều doanh nghiệp tại một số địa phương trong vùng có dự án
triển khai cũng đồng tình và nhiệt thành vào cuộc chung tay giảm nhựa, xây dựng đô thị văn minh không rác thải nhựa. Cụ thể như: Mô hình doanh nghiệp nước mắm Khải Hoàn ở Phú Quốc, khi doanh nghiệp này đã chủ động tham gia vào việc giảm thiểu chất thải nhựa trong quá trình hoạt động của mình. Đối với các khách sạn, họ đã chủ động tìm những giải pháp như nhập hàng giảm rác nhựa, trong quá trình phục vụ khách cũng giảm rác thải nhựa, sử dụng những loại chai thủy tinh thay vì chai nhựa,… đó là những thay đổi rất tích cực khi tất cả các bên có chung một cái tâm huyết, đồng lòng với nhau.
Một mô hình rất điển hình khác là ở Vũng Rô (Phú Yên), trước đây qua một thời gian rất dài môi trường ở khu vực này do nghề nuôi trồng thủy sản nên môi trường đã bị ô nhiễm trên bờ và thành một điểm nóng. Sau khi được sự hỗ trợ của dự án và địa phương ra quân, khu vực này đã được làm sạch và bàn giao lại cho địa phương quản lý. Đến nay, môi trường ở đây đã được thay đổi một cách ngoạn mục, rất ấn tượng.
Đây là những ví dụ chứng tỏ sức mạnh của cộng đồng địa phương - một khi họ hiểu, cảm thấy, việc làm sạch môi trường là của mình, vì mình thì họ sẽ làm được những thay đổi rất ấn tượng.
Để tiếp tục nhân rộng mô hình những mô hình đã được
triển khai thành công tại các địa phương, bà Nguyễn Thị Diệu Thuý mong muốn và ghi nhận, mô hình không phải là một khuôn mẫu
hay phải dập khuôn từ địa phương này sang địa phương kia mà sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh và nguồn lực của địa phương miễn là địa phương, người dân, cộng đồng cảm thấy là vì họ, thì họ sẵn sàng chung tay góp sức.
Là một trong những tổ chức bảo tồn hàng đầu thế giới, WWF nhìn nhận vấn đề về ô nhiễm rác thải nhựa là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Từ năm 2017, rác thải nhựa đã trở thành một trong những lĩnh vực trọng tâm của không chỉ của WWF-Việt Nam mà cả mạng lưới toàn cầu với nhiều cách tiếp cận khác nhau như nâng cao nhận thức và thúc đẩy thay đổi hành vi cộng đồng, giáo dục học đường, hợp tác doanh nghiệp, vận động thay đổi và phát triển chính sách cũng như gắn kết sự tham gia của cộng đồng trên quy mô lớn.
WWF-Việt Nam đã hợp tác với nhiều đối tác khác nhau từ cấp trung ương đến chính quyền địa phương như Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh… và các doanh nghiệp trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, du lịch,… tại Đà Nẵng, Huế, Long An, Phú Yên, Rạch Giá và Phú Quốc.
Nhiều dự án giảm rác thải nhựa đã được WWF-Việt Nam triển khai trên cả nước, trong đó có dự án: (1) Phú Quốc - Hướng tới hòn đảo không rác thải nhựa, được thực hiện tại huyện đảo Phú Quốc cho giai đoạn 2018-2020 và (2) dự án “Đô thị giảm nhựa – Plastic Smart Cities” tại Việt Nam triển khai tại một số thành phố, đó là: Huế, Phú Yên, Đà Nẵng, Phú Quốc và Rạch Giá trong giai đoạn 2019 - 2021. Đây là một trong những nỗ lực của WWF-Việt Nam nhằm góp phần đạt được mục tiêu toàn cầu không có rác thải nhựa trong thiên nhiên vào năm 2030.