Thứ tư, 22/01/2025, 11:50:55 AM (GMT+7)

Quảng Nam: Những khuất tất cần được làm rõ trong việc sử dụng đất rừng Tin ảnh

(17:04:00 PM 26/07/2013)
(Tin Môi Trường) - Nhiều vụ khiếu nại kéo dài liên quan đến khai thác rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng (gọi tắt bìa đỏ) nhưng cán bộ xã Tiên Hà (Tiên Phước) chậm giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.

 

Người dân khiếu nại việc khai thác rừng gặp khó khăn do bị cấm đường.Ảnh: H.P

 

Nhập nhằng

 

Thời gian gần đây, một số hộ dân ở các thôn Tài Thành, Phú Vinh, Tú An (xã Tiên Hà) liên tục khiếu nại về việc chính quyền địa phương không cho họ thu hoạch rừng đã đến tuổi khai thác. Năm 2004, xã Tiên Hà triển khai giao đất lâm nghiệp cho nhân dân trồng rừng sản xuất, sử dụng ổn định, lâu dài theo tinh thần nghị định của Chính phủ. Theo đó, mỗi hộ trên địa bàn bình quân được giao 10ha, ít nhất 0,5ha tùy theo điều kiện quỹ đất ở mỗi nơi và nhu cầu trồng rừng của người dân. Tuy nhiên, việc xem xét giao đất lâm nghiệp của địa phương thời điểm này chỉ dựa theo nhu cầu, nguyện vọng trồng rừng của người dân mà không nắm kỹ diện tích thực địa, năng lực phát triển rừng sản xuất của từng trường hợp. Vì vậy có người được cấp trên giấy tờ hàng chục héc ta nhưng thực tế chỉ trồng vài sào, nhiều hộ bỏ đất hoang và bị các hộ khác xâm lấn trồng cây. Hệ lụy là việc tranh chấp khai thác rừng và quyền sử dụng đất rừng của các hộ dân cứ dai dẳng.

 

Tại thôn Tài Thành, khu vực rừng ông Huấn có nhiều hộ dân trồng keo đã đến tuổi khai thác. Năm 2007, hộ bà Nguyễn Thị Phi (thôn Tài Thành) lên rừng ông Huấn trồng keo. Sau đó, chính quyền xử phạt hành chính bà vì hành vi trồng cây trái phép tại rừng phòng hộ trên diện tích 700m2. Bà Phi bức xúc: “Các trường hợp khác như hộ ông Lâm, Dũng, Tâm, Thái Văn Minh… cũng trồng rừng trong cùng khoảnh rừng với tôi, nhưng họ vẫn vô tư “cắt” cây không hề bị phản đối gì, trong khi đó tôi làm đơn xin khai thác keo thì bị “ách” lại, thậm chí còn bảo đóng lại cho xã 20%, thật bất công”. Một người dân khác, ông Bùi Lý (thôn Tài Thành) nói: “Lạ đời là trong cùng một khu đất nhưng những người trồng rừng chung quanh không bị phạt, nhưng tôi làm ở giữa thì “thổi còi”, xã cho rằng trồng rừng trái phép”. Điều làm cho bà Phi, ông Lý và người dân nơi đây đặt nghi ngờ là tại sao khu vực mà xã bảo là “rừng cấm” nhưng năm 2010, UBND huyện Tiên Phước vẫn cấp bìa đỏ cho hộ ông Ngô Minh Tâm (thôn Tài Thành) với diện tích hơn 1,8ha, thời hạn 50 năm? “Ai chung chi, “quan hệ” tốt với cán bộ xã thì có đất tốt trồng rừng, vô tư khai thác rừng trồng” – một người dân bức xúc.

 

Trước những khiếu nại của người dân, chính quyền xã Tiên Hà đã vào cuộc giải quyết nhưng vẫn không thỏa đáng. Chủ tịch UBND xã – ông Đỗ Tấn Như cho biết, với những hộ đã khai thác rừng trái phép trước đây sắp tới địa phương sẽ truy thu lại 30% trên tổng giá trị cây keo đã thu hoạch; còn các hộ xin khai thác phải đóng cho địa phương 20% nhưng tổ công tác của xã phải đến hiện trường kiểm tra đo đạc thực tế. Trường hợp không đóng tiền, xã sẽ thu hồi lại đất. Trong một văn bản khác, chính quyền xã khẳng định, đối với các hộ dân khai thác rừng trái phép các năm trước, UBND sẽ kiểm tra thu hồi đất đưa vào cho thuê, sử dụng theo quy định.

 

Gây khó cho dân?

 

Người dân Tiên Hà phản ảnh, nhiều bìa đỏ của họ bị cán bộ xã giữ lại quá lâu không chịu giao theo quy định. Năm 2004, 3 hộ là Lưu Công Trực, Huỳnh Xuân Sang, Nguyễn Lương Bá (thôn Phú Vinh) nhận bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng. Sau đó, UBND huyện cấp bìa đỏ cho ông Sang, ông Bá với tổng diện tích 24ha, còn ông Trực là 15,9ha. Tuy nhiên, chính quyền chỉ giao bìa đỏ cho ông Sang, ông Bá, còn ông Trực thì để lại. Ông Trực cho biết, khi biết bìa đỏ của mình để trong tủ hồ sơ của xã lâu ngày, ông có đến hỏi cán bộ địa chính nhưng không được giải thích. “Xã có mời tôi lên làm việc, hứa (bằng miệng) tôi ký giao lại bìa đỏ, sau này nếu Nhà nước chuyển khu vực này thành rừng sản xuất sẽ ưu tiên cho chủ hộ một phần vì hiện tôi không có đất rừng sản xuất. Vì lời hứa của chính quyền mà tôi đã ký vào biên bản tự nguyện trả lại đất và bìa đỏ. Bây giờ mới thấy là mình bị mắc bẫy”.

 

Việc khiếu nại liên quan đến tranh chấp đất rừng ở Tiên Hà trở thành “điểm nóng” trong thời gian gần đây. Nhiều người dân cung cấp thông tin với phóng viên rằng, ngay cả việc thu hoạch keo trong rừng muốn vận chuyển ra ngoài thì cũng phải “mua đường”. Ông Nguyễn Văn Nam, người dân thôn Tú An (xã Tiên Hà) nói: “Con đường dẫn lên núi trồng rừng của hàng chục hộ dân chúng tôi lưu thông bình thường lâu nay, vậy mà khi chúng tôi vận chuyển keo sau khi khai thác xuống bị cấm đường. Cán bộ địa chính xã bảo là đã cấp bìa đỏ cho một hộ dân khác bao trùm lên cả con đường nên muốn đi lại qua đây phải thương lượng, bồi thường hư hỏng”. Sau khi ông Nam làm đơn cầu cứu khắp nơi thì chính quyền xã Tiên Hà mới giải quyết, thống nhất cho nhân dân lưu thông, vận chuyển hàng hóa.

 

Xã Tiên Hà đang “nóng” lên từ các khiếu nại, tố cáo của người dân liên quan đến đất rừng, bìa đỏ. UBND huyện Tiên Phước đang chỉ đạo, thành lập tổ thanh tra toàn diện liên quan đến lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai của xã, đến đơn khiếu nại, tố cáo của một số hộ dân. Hơn 300 bìa đỏ đưa về xã Tiên Hà chưa kịp giao cho người dân đã được cơ quan chức năng của huyện Tiên Phước thu hồi trở lại để rà soát, làm rõ có hay không việc tiêu cực của cán bộ địa phương. Theo lãnh đạo Phòng Tài nguyên – môi trường huyện, việc thu hồi là do cán bộ xã “giữ hộ” bìa đỏ khá lâu của người dân. Ngành lấy bìa đỏ về để rà soát, xem lại một số hồ sơ sau đó sẽ bàn giao cho xã.

 

Có hay không việc giao đất rừng, cấp bìa đỏ sai đối tượng, cán bộ địa phương lợi dụng chủ trương của cấp trên mà cố tình sai phạm, làm mất niềm tin trong nhân dân, gây bức xúc cho dư luận? Những câu hỏi này cần được các cơ quan chức năng của huyện Tiên Phước sớm điều tra làm rõ.


(Theo Quảng Nam Online)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quảng Nam: Những khuất tất cần được làm rõ trong việc sử dụng đất rừng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI