Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Thứ năm, 21/11/2024, 06:23:23 AM (GMT+7)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(20:08:03 PM 28/08/2024)(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
>> Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"? >> Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới >> Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? >> Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Ngày 28-8, UBND tỉnh Quảng Nam có công văn liên quan đến rừng đối với việc xin thăm dò khoáng sản vàng gốc gửi UBND huyện Phước Sơn và Công ty TNHH Vàng Phước Sơn.
Theo đó, sau khi xem xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường về một số vấn đề liên quan đến quốc phòng và rừng đối với khu vực công ty đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình yêu cầu công ty lập phương án dự kiến thi công thăm dò khoáng sản vàng gốc tại khu vực diện tích 16,09km2 mà công ty đề nghị.
Sau đó gửi UBND huyện Phước Sơn kiểm tra việc ảnh hưởng đến rừng và các tác động của quá trình thăm dò khoáng sản để có ý kiến đề xuất UBND tỉnh.
Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi báo cáo số 419 đến tỉnh này.
Cụ thể tháng 10-2023, Cục Khoáng sản Việt Nam có công văn về việc lấy ý kiến về khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và quy hoạch rừng tại khu vực thăm dò vàng gốc Trà Long - Suối Cây - K7, thuộc các xã Phước Đức, Phước Năng và Phước Xuân (huyện Phước Sơn).
Và tỉnh đã giao sở chủ trì kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh xem xét, có ý kiến.
Khu vực rừng ở huyện Phước Sơn - Ảnh: LÊ TRUNG
Theo công văn của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn, công tác thăm dò trong diện tích 16,09km2 sẽ được tiến hành bao gồm: đo vẽ bản đồ địa chất, công tác địa hóa, đo địa vật lý, dọn vết lộ, đào hào, trắc địa, khoan thăm dò bằng lỗ khoan.
Trong đó chỉ có công tác khoan thăm dò (tổng 101 lỗ khoan) trong diện tích 1,86km2 (tương đương 186ha) là có tác động trực tiếp xuống nền đất tự nhiên nhưng ở diện tích nhỏ.
Còn ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích khu vực dự án là 186ha thì hiện trạng là rừng tự nhiên chiếm 166ha.
Diện tích đặt 101 mũi khoan thăm dò khoáng sản 2.020m2 (mỗi mũi khoan diện tích 20m2) có tác động trực tiếp xuống nền đất tự nhiên, có hiện trạng là đất trống.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, ý kiến của UBND huyện Phước Sơn cho rằng khu vực đề nghị cấp phép thăm dò có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn (99%) diện tích. Diện tích này tuy không nằm trong vùng lõi lâm phận Vườn quốc gia Sông Thanh, nhưng nằm ở đầu nguồn Sông Thanh liền kề, tiếp giáp với lâm phận và thuộc vùng đệm của vườn quốc gia.
Hiện trạng rừng tự nhiên có hệ động, thực vật khá phong phú đa dạng. Khi thực hiện công tác thăm dò, khai thác, trong quá trình mở đường vận hành, vận chuyển máy móc, thiết bị, làm lán trại, nhà xưởng sẽ làm ảnh hưởng nguồn nước đầu nguồn Sông Thanh, gây ảnh hưởng đến hệ động, thực vật, mất rừng, ảnh hưởng lớn đến môi trường.
UBND huyện Phước Sơn không thống nhất đề nghị của công ty về cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản vàng gốc tại khu vực Trà Long, Suối Cây, K7.
Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh xem xét ban hành văn bản trả lời Cục Khoáng sản Việt Nam với một số thông tin cơ bản như đã nêu trên.
Đồng thời đề nghị cục khi xem xét, tham mưu giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò cần xem xét các ý kiến, phản ánh của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Phước Sơn.
TTO
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
- Đấu tranh, ngăn chặn vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.