Trao đổi - Phản biện
Ô nhiễm môi trường tại Tp. HCM
(14:18:57 PM 24/05/2013)
Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới và phát triển của thành phố thì ô nhiễm môi trường cũng tăng cao. Mặc dù đã huy động nhiều nguồn lực trong xã hội để tập trung thực hiện bảo vệ môi trường nhưng thực trạng ô nhiễm vẫn có chiều hướng gia tăng, thậm chí có những nơi xảy ra với mức độ nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và sức khỏe của người dân.
Hiện trạng ô nhiễm
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Phước, môi trường nước đang bị ô nhiễm bởi nước thải khu dân cư và nước thải từ các khu công nghiệp là chủ yếu. Một bộ phận không nhỏ cộng đồng dân cư không quan tâm đến việc xử lý nước thải sinh hoạt, dẫn đến chất lượng nước kênh rạch thành phố càng ô nhiễm. Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2010, kết quả quan trắc các đoạn sông chính trong cả nước, nhiều chất ô nhiễm trong nước có nồng độ vượt quá QCVN từ 1,5 – 3 lần. Còn tại các khu vực hồ, ao, kênh rạch và các sông trong khu vực nội thành các thành phố đều bị ô nhiễm nghiêm trọng, vượt quá mức QCVN 08:2008, vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ và Coliforms. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ KCN trong những năm gần đây là rất lớn, tốc độ gia tăng này cao hơn rất nhiều so với tổng nước thải từ các lĩnh vực khác. Theo kết quả thống kê các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn TP.HCM từ năm 2010 đến 2012 được thực hiện trên địa bàn 24 Quận/huyện với 826 nguồn thải, chỉ có khoảng 60% nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải, các nguồn thải còn lại chỉ qua xử lý sơ bộ (bể tự hoại) trước khi xả thải ra môi trường. Điều đáng lưu ý là trong số các nguồn thải được khảo sát thì có đến 44% các nguồn thải có lưu lượng nước thải từ 50m3/ngày.đêm, đây là nguồn thải đóng góp đến 90% cả về lưu lượng và tải lượng ô nhiễm.
Còn đối với chất thải rắn, Theo Báo cáo môi trường quốc gia 2011 – Chất thải rắn, tổng khối lượng CTR đô thị phát sinh vào khoảng 8.700 - 8.900 tấn/ngày. Và phương pháp xử lý chủ yếu là phương pháp chôn lấp nhừng các phương thức chôn lấp CTR hiện nay chủ yếu là chôn lấp không hợp vệ sinh 82/98, chỉ có 16 bãi chôn lấp hợp vệ sinh (tập trung ở các thành phố lớn). Các bãi thải còn lại, CTR phần lớn được chôn lấp rất sơ sài.
Nói thêm về vấn đề ô nhiễm, PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn cũng trình bày về vấn đề ô nhiễm không khí trong đô thị hiện nay. Thông qua hệ thống quan trắc chất lượng không khí tại TP.HCM để đo chất lượng không khí trong thành phố. Kết quả cho thấy rằng Không khí ở khu vực ven đường tại TP. HCM đang bị ô nhiễm chủ yếu do bụi lơ lửng (TSP), benzen và khí NO2. Tại khu vực dân cư, cơ bản nồng độ các chất ô nhiễm không khí đều thập hơn QCQG. Nồng độ chì tuy nhỏ hơn qui chuẩn cho phép, nhưng khá cao nếu so với qui chuẩn của nhiều nước. Mặt khác diễn biến nồng độ chì khá phức tạp, phụ thuộc nhiều vào thị trường xăng dầu. Benzen cũng là một chất ô nhiễm không khí đáng lo ngại vì khả năng gây ung thư của nó.
Mức độ ảnh hưởng
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam gây thiệt hại đến 5% tổng sản phẩm nội địa GDP hằng năm. Ô nhiễm môi trường cũng gây thiệt hại không nhỏ về hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản, trong đó sản lượng nuôi cá bè trên sông những năm gần đây đều giảm sút do ô nhiễm nguồn nước mặt. Bên cạnh đó thì chi phí bỏ ra để chi trả cho việc xử lý chất thải cũng không hề ít.
Ngoài ra với mức độ ô nhiễm như vậy, chắc chắn là sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người, nhất là những người thường xuyên phải làm việc hoặc sinh sống ở khu vực ven đường. PGS. TS Nguyễn Đinh Tuấn nhấn mạnh về việc “những nghiên cứu về về mối quan hệ ô nhiễm môi trường với bệnh tật ở TP.HCM còn ít. Cần tăng cường hơn nữa những nghiên cứu trong lĩnh vực này” .
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đạo đức của người quản gia
- Việt Nam có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á
- Sài Gòn: Nhà hàng mở thi ăn phở khủng bị tố tung tiểu xảo
- Rắn lục đuôi đỏ cắn gần 500 người miền Nam
- Ngày 28/10, sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đợt 2
- Nhà thầu Trung Quốc đòi thêm tiền rồi bỏ về nước
- Hà Nội tự làm đường nước sông Đà bằng công nghệ nào?
- Những nội dung đổi mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013
- Sẽ có loại cây thay thế đèn đường?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.