Trao đổi - Phản biện
Lâm Đồng: Vài nét về trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng
(15:24:22 PM 15/07/2013)
Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh đi kiểm tra thực trạng rừng ở huyện Bảo Lâm
TRỒNG RỪNG LÀM TĂNG ĐỘ CHE PHỦ LÊN KHOẢNG 12,4%
Những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền từ cấp tỉnh đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; các sở, ngành có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đạt nhiều kết quả khích lệ, vốn rừng được giữ vững và phát triển. Trước hết, về công tác trồng rừng: Đến hết năm 2012, toàn tỉnh trồng 74.551 ha, chiếm tỷ lệ 8% diện tích rừng toàn tỉnh; trong đó, các đơn vị chủ rừng thuộc hệ thống quản lý của Nhà nước trồng trên 41.784,6 ha. Cây trồng chủ yếu là thông 3 lá, keo, cây cao su và một số loài cây trồng thử nghiệm như xoan, mắc ca, ngân hoa… Trong năm 2013, kế hoạch trồng rừng của Lâm Đồng phân bổ từ các nguồn vốn (ngân sách tỉnh, ngân sách Trung ương, chương trình hỗ trợ dự án Flitch) trên 2.052,5 ha. Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh phân bổ cho các Ban Quản lý rừng (trồng rừng trên đất trống, đất lấn chiếm sau giải tỏa) hơn 2.052,5 ha. Kinh phí trồng rừng gồm: Nguồn ngân sách tỉnh phân bổ cho các Ban Quản lý rừng trồng gần 73 ha, hỗ trợ trồng rừng sản xuất cho Chính sách 30a gần 666,7 ha; nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ trồng rừng sản xuất các dự án bảo vệ và phát triển rừng trên 140,8 ha; nguồn kinh phí dự án Flitch hỗ trợ dân, doanh nghiệp tư nhân, các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp trồng rừng 1.145 ha. Tính đến nay, các đơn vị đã đào hồ trồng rừng được 478,4 ha, xử lý thực bì trên 728 ha…
Theo ngành nông nghiệp – phát triển nông thôn: Diện tích rừng đã trồng đến hết năm 2012 đạt 74.551 ha, làm tăng độ che phủ trên địa bàn tỉnh lên khoảng 12,4%. Tài nguyên rừng trồng thuộc rừng sản xuất cung cấp gỗ nguyên liệu để các đơn vị chủ rừng thuộc Nhà nước phát triển sản xuất ổn định, tạo thu nhập, tái tạo rừng, phát triển quỹ đất và quỹ rừng hợp lý. Các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trồng gần 12.345 ha rừng, góp phần phát triển vốn rừng, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng. Bên cạnh đó, tỉnh từng bước đa dạng hóa loại cây trồng kinh tế, góp phần đa dạng nguyên liệu phục vụ ngành chế biến ra các sản phẩm hàng hóa, nhất là vai trò của cây cao su được Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các bộ, ngành, Tổng Công ty cao su Việt Nam đánh giá cao.
Cùng với chú trọng trồng rừng, tỉnh còn quan tâm đẩy mạnh phong trào trồng cây và trồng rừng phân tán. Tính từ năm 2010 đến năm 2012, trồng được trên 3.785.000 cây. Năm 2013, dự kiến tổng kinh phí phục vụ trồng cây, trồng rừng phân tán trên 5,2 tỷ đồng với khoảng 631.000 cây. Trong đó, trồng cây phân tán chừng 180.000 cây trên các tuyến đường giao thông, khu đất xung quanh các cơ quan, công sở; trồng rừng phân tán khoảng 451.000 cây trên diện tích đất nông nghiệp bạc màu. 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh trồng 40.270 cây phân tán các loại. Dự kiến năm 2013 trồng 488.000 cây, năm 2014 trồng 473.300 cây và năm 2015 trồng 461.700 cây. Để thực hiện kế hoạch này, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% cây giống hoặc gieo ươm cây giống được bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm của các cấp theo phân cấp (khoảng 6.722,8 triệu đồng), nhân dân đóng góp công trồng, chăm sóc, bảo vệ (12.097 triệu đồng), doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí gần 748 triệu đồng.
Lâm Đồng cũng tích cực triển khai công tác khoán quản lý bảo vệ rừng. Chính sách được người dân đồng tình hưởng ứng do phù hợp với nhận thức, tập quán của cộng đồng dân tộc Tây Nguyên. Hiện tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp đang giao khoán quản lý bảo vệ rừng 368.609 ha (chiếm 64% diện tích đất có rừng), giải quyết thu nhập cho 10.995 hộ (16.386 hộ dân tộc thiểu số).
Tuy đạt một số kết quả tích cực thế nhưng công tác trồng rừng ở Lâm Đồng vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Đó là: Việc chuyển đổi mục đích từ đất lâm nghiệp sang đất chuyên dùng (không phải đất lâm nghiệp) để bố trí đất cho xây dựng các công trình, rừng trồng bị cháy, bị phá, bị lấn chiếm trái phép dẫn đến giảm diện tích rừng trồng. Đơn giá ngày công lao động phổ thông trồng rừng và chăm sóc rừng trồng còn thấp, vì vậy việc huy động người dân tham gia trồng rừng, trồng cao su gặp nhiều khó khăn… nên cần có những chính sách hỗ trợ nhằm tăng nguồn thu cho người dân. Diện tích rừng trồng phân bố không tập trung nên không thuận lợi cho việc phát triển cơ sở chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu. Các giải pháp đốt trước là giải pháp tình thế, về lâu dài cần lồng ghép với các cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái để có nguồn thu xử lý bằng biện pháp không đốt trước, góp phần tôn tạo cảnh quan và hạn chế phát thải cac – bon, hạn chế mức độ xói mòn do duy trì ổn định thảm thực vật rừng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Điều cần khắc phục nữa là công tác giải tỏa, trồng rừng sau giải tỏa còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc trồng lại rừng từ nhiều nơi gặp phải sự chống đối, ngăn cản, nhổ bỏ cây đã trồng của các đối tượng bị giải tỏa cây trồng.
THẤY GÌ QUA CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG?
Những năm qua, Lâm Đồng đã chú trọng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2013, Tỉnh ủy, Huyện ủy/Thành ủy đã thành lập Ban chỉ đạo giải quyết xử lý những nơi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR), xây dựng và ban hành nghị quyết chuyên đề về công tác BV&PTR để chỉ đạo thực hiện. Thành lập Ban chỉ đạo về Kế hoạch BV&PTR Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020, xây dựng kế hoạch BV&PTR giai đoạn 2013 – 2015 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 duy trì độ che phủ 61%, đảm bảo vừa ổn định phát triển KT-XH từ tài nguyên rừng, vừa ổn định môi trường sinh thái, ổn định cơ cấu 3 loại rừng đã được quy hoạch, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tỉnh củng cố và kiện toàn, nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của 123 Kiểm lâm địa bàn và 113 Ban lâm nghiệp xã (1.283 người)… Thời gian qua, tình hình vi phạm Luật BV&PTR tuy có “nóng” song các cơ quan chức năng đã phát hiện, lập biên bản để xử lý 1.039 vụ, số vụ vi phạm tăng 79 vụ so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, tổng số vụ vi phạm đã xử lý 977 vụ (xử phạt hành chính 951 vụ, chuyển xử lý hình sự 26 vụ). Toàn tỉnh xảy ra 4 vụ chống lại lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng (Đam Rông, Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh), hiện các cơ quan chức năng đang điều tra xử lý. Tại các huyện Lâm Hà, Đam Rông và Lạc Dương phát sinh một số hộ dân tộc thiểu số trở về làng cũ phát rừng làm rẫy trái phép. Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, tổ chức tuyên truyền, vận động, tổ chức ngăn chặn và có những biện pháp cụ thể ổn định đời sống cho bà con. 6 tháng đầu năm, các cơ quan chức năng giải tỏa được trên 223,2 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép (Đà Lạt 13,7 ha, Đức Trọng 104,2 ha, Lạc Dương 40,58 ha, Đạ Huoai 34,3 ha…). Mùa khô 2012 – 2013, toàn tỉnh xảy 92 vụ cháy/diện tích gần 198,4 ha. Các vụ cháy đều được phát hiện, tổ chức lực lượng chữa cháy kịp thời, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Nhằm khắc phục tình trạng vi phạm Luật BV&PTR, tỉnh tăng cường chỉ đạo thực hiện một số biện pháp trọng tâm trong thời gian tới: Các cơ quan thực thi pháp luật phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm sớm xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, đặc biệt các đối tượng chống người thi hành công vụ, không để vụ việc kéo dài phức tạp. Xử lý, có hình thức kỷ luật nghiêm các chủ rừng, chính quyền các xã, thị trấn, cơ quan kiểm lâm để xảy ra phá rừng nghiêm trọng hoặc để xảy ra phá rừng kéo dài mà không có biện pháp ngăn chặn. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện, chính quyền cấp xã, thôn nắm chắc diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ dân; quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất, sang nhượng đất đai trái phép trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu; tăng cường kiểm tra, có biện pháp quản lý chặt chẽ nhân khẩu, hộ khẩu, kiên quyết xử lý các đối tượng có hành vi phá rừng, khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép.
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG SẢN XUẤT THÔNG 3 LÁ
Nhằm khai thác thế mạnh kinh tế của rừng sản xuất thông 3 lá, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 280/QĐ-UBND ngày 22-2-2013 phê duyệt đề án quản lý, sử dụng và phát triển bền vững rừng sản xuất thông 3 lá đến năm 2020. Theo đó phạm vi thực hiện thuộc diện tích khoảng 5.000 ha rừng sản xuất thông 3 lá tự nhiên thuần loại tại 6 huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Đam Rông và Bảo Lâm.
Thực hiện đề án nhằm tổ chức quản lý, sử dụng và phát triển rừng sản xuất thông 3 lá theo hướng bền vững về diện tích, chất lượng và cơ cấu rừng thông qua các giải pháp kỹ thuật lâm sinh như quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, nuôi dưỡng và khai thác rừng. Cải tạo rừng thông tự nhiên 3 lá thuần loài năng suất thấp, chất lượng kém sang rừng trồng thông 3 lá có năng suất cao, chất lượng tốt, giá trị cao hơn theo hướng sản xuất công nghiệp đáp ứng yêu cầu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu lâu dài. Đồng thời, đáp ứng tốt yêu cầu phòng hộ, đảm bảo môi trường sinh thái; góp phần tăng trưởng GDP toàn ngành lâm nghiệp. Như vậy, tỉnh sẽ tổ chức khai thác 2 đợt trong năm và trồng lại rừng thâm canh với tổng diện tích đến năm 2020 khoảng 5.000 ha. Toàn bộ khối lượng gỗ khai thác được đưa vào chế biến tinh tại các cơ sở chế biến gỗ trong tỉnh. Năm 2013, tỉnh đang thực hiện thí điểm khai thác rừng sản xuất thông 3 lá và trồng rừng thâm canh đợt 1 với diện tích khoảng 30 ha tại huyện Đức Trọng, Di Linh…
Tăng cường giải pháp nâng cao vai trò tham mưu của cơ quan kiểm lâm, trách nhiệm của các đơin vị chủ rừng và các cơ quan chức năng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, Lâm Đồng hiện đang tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện dự án đầu tư của các doanh nghiệp liên quan đến rừng, đất lâm nghiệp định kỳ 6 tháng/lần; đề xuất UBND tỉnh thu hồi, xử lý các doanh nghiệp vi phạm hoặc không thực hiện dự án đầu tư. Các ngành, các địa phương đang nghiên cứu, triển khai thực hiện tốt những nội dung Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng với mục tiêu quyết tâm giảm 20% số vụ vi phạm Luật BV&PTR trong năm 2013.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đạo đức của người quản gia
- Việt Nam có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á
- Sài Gòn: Nhà hàng mở thi ăn phở khủng bị tố tung tiểu xảo
- Rắn lục đuôi đỏ cắn gần 500 người miền Nam
- Ngày 28/10, sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đợt 2
- Nhà thầu Trung Quốc đòi thêm tiền rồi bỏ về nước
- Hà Nội tự làm đường nước sông Đà bằng công nghệ nào?
- Những nội dung đổi mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013
- Sẽ có loại cây thay thế đèn đường?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.