Trao đổi - Phản biện
Đập lớn – dấu hỏi lớn về an ninh nguồn nước
(09:43:16 AM 17/08/2013)Nằm ở giao điểm của các vấn đề an ninh nguồn nước, chiến lược hiện đại hóa và chủ nghĩa dân tộc, đập lớn từ lâu đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học cũng như các chính trị gia. Từng phổ biến ở các nước Phương Tây, đập lớn giờ đã trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển với mục tiêu xây dựng đất nước và phát triển kinh tế.
Tướng Franco của Tây Ban Nha từng sử dụng đập nước và một bộ máy quan liêu quản lý nguồn nước để tái tập trung kiểm soát một quốc gia đã bị chia rẽ và lạc hậu sau nội chiến. Thủ tướng Nehru Ấn Độ thì coi đập như “những ngôi đền hiện đại của Ấn Độ” đã nâng đỡ hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo nhờ các hiệu ứng ngoạn mục trong công nghiệp và nông nghiệp tưới tiêu. Còn Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser đã thiết lập “nền độc lập thứ hai của Ai Cập” thông qua con đập Aswan – Dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất châu Phi lần đầu tiên trong lịch sử giúp kiểm soát lũ lụt sông Nile, đồng thời là biểu tượng đưa Ai Cập vào “câu lạc bộ các quốc gia tiên tiến”.
Ảnh: Trekearth.com
Đập lớn từng được tin sùng như một phép màu biến những vùng đất cằn cỗi hoang vu trở nên màu mỡ, nâng cao vị thế của quốc gia, thông qua thủy lợi và điện khí hóa đóng góp vào nền kinh tế chính trị trong nước. Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ cho việc xây dựng hàng trăm con đập lớn khắp châu Mỹ La tinh, châu Phi và châu Á. Tuy nhiên, từ những năm 1970 trở đi, việc coi đập như công cụ phát triển ngày càng gây tranh cãi. Những người phản đối đập đã vạch trần các bê bối tham nhũng lớn, như “đổ thêm dầu” vào nhận định rằng các lợi ích của đập đã bị đánh giá quá cao một cách có hệ thống trong khi những mặt trái bị bỏ qua.
Những trường hợp điển hình về tác động tiêu cực của đập, như đập Sardar Sarovar ở Tây Ấn Độ, đã buộc Ngân hàng Thế giới (WB) rút phần lớn tài trợ cho các dự án thủy điện quy mô lớn do buộc phải di chuyển hàng chục ngàn người, môi trường các hệ sinh thái độc đáo bị tàn phá và sự thiếu dân chủ trong quá trình ra quyết định. Nhiều người đã cho rằng đập lớn có thể là một ảo tưởng về phát triển của thế kỷ 20 và với nguồn vốn từ phương Tây ngày càng cạn, vai trò của chúng trong các chiến lược tăng trưởng kinh tế có vẻ đã không còn nữa.
Tuy nhiên, năm 2012, đập thủy điện đã có một sự trở lại ấn tượng: hàng trăm dự án mới đã được khởi động trong vài năm qua. Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đang là ba thế lực ngày càng quan trọng trong vai trò ba nhà xây dựng đập hàng đầu thế giới. Mỗi nước này đều sở hữu những con đập khổng lồ trên lãnh thổ quốc gia song đồng thời cũng gia tăng vai trò chủ động trong nền kinh tế chính trị về lương thực và nguồn nước toàn cầu mới nổi.
Bắc Kinh đã sử dụng chuyên môn kỹ thuật về thủy điện và nguồn ngoại hối dồi dào nhằm khôi phục lại việc xây dựng đập ở nước ngoài. Một nửa châu Phi, từ sa mạc Sudan và các miền đất trũng Ethiopia đến các con sông của Algeria và Gabon, là nơi các kỹ sư Trung Quốc đang tham gia vào quy hoạch và xây dựng hơn 100 con đập. Hàng chục tỷ đô la Mỹ và hàng ngàn MW điện trong các dự án này đến nay vẫn bị các cuộc tranh luận về Châu Phi và Trung Quốc lãng quên nhưng có thể sẽ gây hậu quả cho tương lai của Châu phi hơn cả việc xuất khẩu dầu, đồng và các nguồn tài nguyên giá trị khác.
Khi cán cân quyền lực chuyển dịch về phía Đông, các mạng lưới cung và cầu đang được cơ cấu lại, tạo ra những áp lực lớn lên giá cả hàng hóa và và các nguồn tài nguyên khan hiếm. Đập do đó không còn chỉ đơn thuần là trung tâm của cuộc tranh luận về phát triển kinh tế, mà còn là một phần không thể tách rời của chiến lược an ninh nguồn nước và thực phẩm. Giá lương thực đã tăng vọt, khiến sự trỗi dậy của đập mang lại một sự bất ổn, buộc nhiều người dự đoán rằng đất và nước đang dần trở thành gót chân Achilles (A-sin) của nền kinh tế thế giới.
Các quyền lực mới nổi dường như đang chạy đua để chiếm giữ các nguồn tài nguyên quan trọng của tương lai. Những khoản đầu tư lớn từ Quỹ lợi ích quốc gia (Sovereign wealth fund) vùng Vịnh Ả Rập, các chiến lược mua bán đất của các doanh nghiệp Hàn Quốc và Malaysia, cùng sự tham gia của Trung Quốc vào xây dựng đập ở châu Phi không thể nhìn nhận tách rời mối lo ngại ngày càng tăng về đảm bảo an ninh nguồn nước trong thế kỷ 21.
Tốc độ và quy mô mà nền kinh tế chính trị toàn cầu về nguồn nước và thực phẩm đang hình thành là vô cùng ngoạn mục. Thế lực mới nổi lên dẫn đầu về xây đập là công ty Sinohydro của Trung Quốc, một công ty sở hữu nhà nước chiếm hơn 50% thị phần các đập nước mới toàn cầu. Chỉ tính riêng năm 2009, Sinohydro đã lắp đặt 20000MW công suất thủy điện mới bên ngoài biên giới của Trung Quốc. Chuyên môn kỹ thuật của Sinohydro là không thể tranh cãi, cũng như sự ủng hộ chính trị-tài chính một cách khác thường của các bộ chủ chốt của Bắc Kinh và các cơ quan tín dụng để Sinohydro có thể dẫn dắt chiến lược “vươn ra ngoài” của Trung Quốc.
Các nhà ngoại giao, các ngân hàng, các chuyên gia kỹ thuật đang truyền bá thông điệp rằng phép lạ kinh tế của Trung Quốc dựa trên vốn đầu tư lóa mắt vào cơ sở hạ tầng và rằng hàng trăm đập nước chế ngự các dòng sông Trung Quốc đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nông nghiệp và công nghiệp 10% mỗi năm. Mặc nhiên, nền kinh tế và các hệ sinh thái tham gia vào đó được hình dung như một cỗ máy cần duy trì quay ở tốc độ cao. Đập được lập luận là một bước chuyển quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của cỗ máy này, kiểm soát dòng chảy thất thường và chuyển đổi nó thành nguồn điện năng tại khu vực khan hiếm. Do vậy, cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi mà 7 trong số 9 thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đều là kỹ sư.
Đập tượng trưng cho sự kết hợp quyền lực cứng và mềm ngày càng gia tăng của Trung Quốc, nhưng sự trở lại của đập đặt ra những câu hỏi quan trọng về tính bền vững của mô hình tăng trưởng mới và an ninh nguồn nước.
Trung Quốc và Châu Phi dường như ít quan tâm đến những chỉ trích của những năm 1980-1990. Điều này càng cho thấy rõ, lợi ích của các đập lớn thường dồn về các nhóm có ảnh hưởng chính trị cùng các đồng minh xuyên quốc gia quan trọng, trong khi các tổn thất do di dời, suy thoái đa dạng sinh học và sự biến mất của các nền văn hóa truyền thống lại rơi vào những nhóm người không có ảnh hưởng chính trị.
Hơn nữa, trong khi các đập lớn do Trung Quốc xây dựng được quảng bá như một giải pháp cho cuộc khủng hoảng an ninh nguồn nước dai dẳng ở châu Phi, thì sự thật là hầu như không có bất kỳ kế hoạch nào thực sự cân nhắc vấn đề môi trường một cách nghiêm túc.
Theo nghiên cứu ở lưu vực sông Nile, 11 tác động của biến đổi khí hậu hiếm khi được tính đến trong quá trình xây dựng các dự án thủy điện và thủy lợi mới vốn sử dụng một lượng rất lớn nước trong khi các nông sản thương mại tiêu tốn nhiều nước lại được dành xuất khẩu sang các nền kinh tế giàu có.
Thay vì lựa chọn cho các mô hình bền vững về môi trường, ưu tiên an ninh nguồn nước và lương thực, một số chính phủ vẫn giữ một cách nhìn đơn giản về phát triển và coi đập như mục tiêu chính yếu, bất kể những tác động sinh thái của đập. Chính vì vậy, trong khi sự trở lại của các đập lớn có thể rất tuyệt vời trong mắt Sinohydro và các chính phủ đối tác châu Phi, thì đóng góp lâu dài của đập đối với an ninh nguồn nước trong thời kỳ biến đổi khí hậu vẫn vô cùng đáng ngờ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đạo đức của người quản gia
- Việt Nam có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á
- Sài Gòn: Nhà hàng mở thi ăn phở khủng bị tố tung tiểu xảo
- Rắn lục đuôi đỏ cắn gần 500 người miền Nam
- Ngày 28/10, sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đợt 2
- Nhà thầu Trung Quốc đòi thêm tiền rồi bỏ về nước
- Hà Nội tự làm đường nước sông Đà bằng công nghệ nào?
- Những nội dung đổi mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013
- Sẽ có loại cây thay thế đèn đường?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.