Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Thứ sáu, 21/02/2025, 15:50:10 PM (GMT+7)
Thủy điện Đa Nhim, nơi chia sẻ nguồn nước Lâm Đồng - Ninh Thuận
(19:50:51 PM 04/08/2021)(Tin Môi Trường) - Ninh Thuận là vùng có nguồn nước mặt vào loại khan hiếm nhất của cả nước. Bản thân lượng mưa ít ỏi của tỉnh hàng năm cũng phân bố rất không đều cả theo không gian và thời gian, trên nền nhiệt độ cao, quanh năm phải chịu tác động của gió mạnh. Đón nhận thêm lượng nước đáng kể từ một khu vực khác vào tỉnh Ninh Thuận là vô cùng cần thiết.
>> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới >> Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước >> Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Viện Vật lý địa cầu: Động đất ở Kon Tum do hồ chứa thủy điện >> Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
Tổ máy H5 Đa Nhim hòa lưới thành công – Nguồn ảnh: ĐHĐ
Ninh Thuận là vùng khô hạn nhất với chỉ số ẩm ướt nhỏ hơn 1 và lượng mưa năm thấp hơn 1.100 mm, mùa mưa chỉ có từ 3 đến 4 tháng, nhiều năm không có mùa mưa, nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm là 270C, quanh năm chịu ảnh hưởng của mạnh mẽ của hai lại gió mùa Đông Bắc và Tây Nam.
Nguồn nước mặt ở Ninh Thuận vốn đã rất ít lại tập trung vào mùa lũ ngắn khoảng 3 đến 4 tháng, để lại 8 đến 9 tháng cạn kiệt kéo dài. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất và đời sống trên địa bàn tỉnh khá cao. Chỉ riêng lượng nước để tưới phục vụ canh tác trên diện tích lúa 3 vụ đã yêu cầu ở mức 25.000 đến 30.000m3/ha.
Kể từ khi vận hành vào năm 1964 đến nay, lượng nước từ Hồ Đơn Dương của tỉnh Lâm Đồng có dung tích thiết kế 165,0 triệu m3, sau phát điện tại Nhà máy thủy điện Đa Nhim có công suất 160 MW; lượng nước này được chuyển vào hệ thống sông Cái Phan Rang khoảng hơn 500 triệu m3 nước mỗi năm phục vụ tưới cho hơn 15.000 ha đất nông nghiệp của tỉnh Ninh Thuận.
Đường ống công trình thủy điện Đa Nhim – Nguồn ảnh: ĐHĐ
Theo thông tin của Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (ĐHĐ), vào lúc 08 giờ 00 phút ngày 04/8/2021, tổ máy H5 thuộc Dự án mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim do Công ty ĐHĐ làm Chủ đầu tư, đã chính thức hòa lưới điện Quốc gia thành công với công suất thiết kế 80MW.
Dự án mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim được khởi công xây dựng ngày 12/12/2015 với công suất thiết kế 80MW. Với sự kiện hòa lưới thành công tổ máy H5 với đủ công suất thiết kế 80MW, Nhà máy thủy điện Đa Nhim có tổng công suất 240MW, góp phần tích cực trong việc bổ sung công suất cho lưới điện Quốc gia vào giờ thấp điểm.
Nhằm tận dụng tối đa nguồn thủy năng dồi dào của hồ Đơn Dương, Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi tiếp tục thực hiện Dự án mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim - Giai đoạn 2 với công suất 80MW, dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành tổ máy H6 vào năm 2026.
Theo đó, kể từ hôm nay hệ thống nguồn nước của Ninh Thuận, một tỉnh có chỉ số khô hạn nhất của cả nước sẽ bước sang một trang mới. Với việc nâng công suất của nhà máy Đa Nhim lên 50%, đồng nghĩa với việc lượng nước chuyển về Ninh Thuận sẽ tăng lên một lượng đáng kể. Theo kế hoạch sau khi hoàn thiện thêm tổ máy H6 vào năm 2026, lượng nước bổ sung cho Ninh Thuận từ Nhà máy Đa Nhim có thể đạt mức gần 800 triệu m3/năm.
Đặng Thanh Bình – Diệp Chí Hiếu
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
-
Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
-
Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
-
Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
-
Đánh giá tác động của các dự án điện gió
-
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
-
Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
-
Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
-
Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối hơn 300 năm, có chu vi thân hơn 3 mét, cao 7 mét trong khuôn viên đình chùa thôn Hảo Quan, xã Đồng Lạc, (thuộc huyện Nam Sách – Hải Dương) được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào chiều 16/2/2025.
.jpg)