Trao đổi - Phản biện
“Chè bẩn” có bàn tay bên ngoài
(21:14:51 PM 16/07/2011)
|
- Ông Đoàn Anh Tuân: Việc làm “chè bẩn”, “chè thổ phỉ” đang phá vỡ tất cả tập quán sản xuất và trồng chè từ trước đến nay ở nước ta. Chúng tôi đã khảo sát những vùng nguyên liệu chè ở Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên... và ghi lại được những hình ảnh rất ghê rợn. Nói thật, người tiêu dùng nếu nhìn thấy chắc chắn không dám uống chè nữa. Nhưng người sản xuất chè vẫn đổ xô đi làm “chè thổ phỉ” bất chấp mọi thứ bởi đây là món hàng siêu lợi nhuận.
Việc sản xuất “chè thổ phỉ” diễn ra phổ biến chỉ chừng 2-3 tháng trở lại đây, làm nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản bởi nguồn nguyên liệu chè giờ đang bị mua gom để làm “chè thổ phỉ”. Nhưng lý do chủ yếu là chúng tôi muốn cảnh báo về sự nguy hiểm khi người dân đổ xô đi làm “chè thổ phỉ” theo đơn đặt hàng từ “bên ngoài” mà không biết được mục đích, ý đồ sâu xa của họ. “Chè thổ phỉ” xuất hiện chắc chắn có bàn tay của thương lái Trung Quốc.
- Phân lân đang được sử dụng nhiều ở vùng Hàm Yên (Tuyên Quang). Ở Văn Chấn (Yên Bái) người dân dùng bột đá, xi măng, tro...; trong khi đó, ở Đồng Hỷ, Định Hóa (Thái Nguyên) thậm chí bột quặng cũng đang được sử dụng. Nhìn chung, các chất “phụ gia” cho vào đều độc hại và cần khẳng định luôn là loại “chè bẩn” này không thể uống được.
* Loại “chè bẩn” rất nguy hại khi đi vào đời sống và đến tay người tiêu dùng nhưng theo ông, vì lý do gì nó vẫn được tiêu thụ hết?
- Hiện tại, thị trường Việt Nam chưa có loại chè này bởi tất cả “chè thổ phỉ” làm ra đều được xuất theo đường tiểu ngạch đi Trung Quốc. Vì lý do gì mà thương lái Trung Quốc lại sẵn sàng nhập loại chè độc hại này là điều chính chúng tôi cũng chưa lý giải được. Liệu đây là chính sách của họ hay chỉ bắt nguồn từ con buôn Trung Quốc hám lợi thì chúng ta cần tìm hiểu thêm.
* Hệ lụy của việc người dân ồ ạt sản xuất “chè bẩn”, “chè thổ phỉ” đối với ngành chè là gì, thưa ông?
- Đây là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Người dân đang sản xuất “chè bẩn” chỉ để phục vụ một thị trường mà cũng không biết mục đích của họ là gì. Chúng ta đang xuất chè đi 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nếu 69 thị trường còn lại biết được chuyện “chè thổ phỉ” đang sản xuất ồ ạt tại Việt Nam thì liệu họ còn có dám nhập chè của ta nữa không? Khi những thị trường khác đã mất, chúng ta lại phải tập trung sản xuất cho Trung Quốc. Đến khi họ đột ngột dừng việc nhập khẩu thì ngành chè Việt Nam sẽ điêu đứng thực sự.
Thất thu hàng chục tỉ đồng tiền thuế mỗi tháng Theo ước tính của VITAS, vấn nạn “chè bẩn” đã bắt đầu làm suy giảm sản lượng xuất khẩu của chè Việt Nam khi lượng chè xuất khẩu giảm 16,8% trong 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Thêm vào đó, nhiều tỉnh đang thất thu thuế do hàng xuất tiểu ngạch không chịu sự kiểm soát như hàng xuất chính ngạch. Theo ông Tuân, ở Văn Chấn (Yên Bái), mỗi ngày có 150 tấn chè được xuất đi và nếu phải nộp thuế thì số tiền Nhà nước sẽ thu được là 60 triệu đồng/ngày. Ông Tuân ước tính: Mỗi tháng, chúng ta mất hàng chục tỉ đồng tiền thuế vì “chè bẩn”. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đạo đức của người quản gia
- Việt Nam có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á
- Sài Gòn: Nhà hàng mở thi ăn phở khủng bị tố tung tiểu xảo
- Rắn lục đuôi đỏ cắn gần 500 người miền Nam
- Ngày 28/10, sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đợt 2
- Nhà thầu Trung Quốc đòi thêm tiền rồi bỏ về nước
- Hà Nội tự làm đường nước sông Đà bằng công nghệ nào?
- Những nội dung đổi mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013
- Sẽ có loại cây thay thế đèn đường?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.