»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:59:41 AM (GMT+7)

Cử tri kiến nghị... "hủy" Thủy điện Sông Tranh 2

(22:52:03 PM 30/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Tính an toàn Thủy điện Sông Tranh 2 khiến cuộc tiếp xúc cử tri của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tại huyện Bắc Trà My ngày 30/9 "nóng rực".

>>Báo cáo về Sông tranh 2: Cách làm cẩu thả là... phổ biến 

>>Báo cáo về Sông Tranh 2, EVN "copy" từ chuyên gia địa lý sinh vật

>>Báo cáo về động đất sơ sài và trùng lặp 

>>Lo lắng trước thực tế thủy điện Sông Tranh 2

 

 

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ những lo lắng, những tổn thất vừa qua của nhân dân huyện Bắc Trà My. “Chính chủ luôn đặt tính mạng, an toàn của nười dân lên trên hết, vì vậy đã có chỉ đạo không tích nước Thủy điện Sông Tranh 2 nếu không an toàn để tiếp tục theo dõi tình hình. Khẳng định đập Thủy điện Sông Tranh 2 an toàn, ổn định”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

 

Phó Thủ tướng lưu ý, các bộ, ngành liên quan tiếp tục theo dõi động đất tại huyện Bắc Trà My, thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân là việc làm cần thiết. Khẩn trương triển khai các trạm quan trắc động đất tại Thủy điện Sông Tranh 2 và các xã lân cận, đồng thời cử nhiều cán bộ khoa học đến hiện trường theo dõi kể cả vào mùa mưa; có phương án phòng chống lụt bão, kể cả phương án phòng chống sự cố vỡ đập thủy điện...

 

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra ngoài thân đập Thủy điện Sông Tranh 2.
 
“Không để xảy ra thảm họa rồi mới ân hận”


Ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh, sự cố rò rỉ nước và động đất liên quan đến Thủy điện Sông Tranh 2 trong thời gian qua làm cho nhân dân hết sức lo lắng và quan tâm. Chính phủ sẽ không cho Thủy điện Sông Tranh 2 tích nước trong mùa mưa lũ năm nay để đảm bảo an toàn cho nhân dân.
 

 

Về phía địa phương, ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, hiện đã có hơn 250 nhà dân, cùng hàng chục công trình khác bị rạn nứt, gây sự hoan mang lo lắng trong nhân dân, làm ảnh đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của đông đảo người nhân huyện Bắc Trà My. Người dân đang lo lắng việc Thủy điện Sông Tranh 2 không có cửa xả đáy nên khó thoát lũ, mực nước luôn đạt 140m đến mùa lũ  là161m, tương đương với 60 mét nước chiều sâu là 460 triệu m3 nước.

 

Ông Huỳnh Tấn Sâm, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí Thư Huyện ủy Bắc Trà My, đại diện cử tri phát biểu: “Động đất xảy ra vừa rồi ở Thủy điện Sông Tranh 2 làm cho nhân dân huyện Bắc Trà My hoang mang, lo lắng nhiều lắm, đặc biệt là giáo viên, các cháu học sinh đang ngồi trong lớp không yên tâm khi động đất xảy ra. Một số hộ gia đình đã có ý định bán nhà, chuyển chỗ ở đi nơi khác”.

 

Chưa hết, ông Sâm tỏ ra lo lắng về thảm họa thiên nhiên có thể xảy ra bất cứ lúc nào: “Đập Thủy điện Sông Tranh 2 được thiết kế không có cửa xả đáy nên đây là vấn đề hết sức lo lắng cho nhân dân. Vì tính mạng hàng ngàn người dân Quảng Nam, chúng tôi kiến nghị Trung ương phải thuê các chuyên gia giỏi của nước ngoài để vào cuộc cần có đánh giá chính xác về động đất lâu dài có đảm bảo an toàn cho Thủy điện Sông Tranh 2 không. Không nên để thảm họa xảy ra rồi ngồi đó mới tính, rồi ân hận! Các nhà khoa học phải nói rõ chuyện này với nhân dân để nhân dân yên tâm. Chứ các nhà khoa học có nhiều ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này quá!”.

 

Đập thủy điện rò, dân lo, nhà khoa học bảo đừng, Chính phủ quyết định dừng tích nước.
 
“Phải hủy bỏ Thủy điện Sông Tranh 2”
 

 

Ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc bức xúc: “Thủy điện Sông Tranh 2 tích nước đến nay làm cho động đất liên tục xảy ra làm cho nhân dân hết sức lo lắng, hoang mang. Đề nghị Ban Quản lý dự án thủy điện 3 phải có nhiệm vụ hỗ trợ lo lắng cho người dân, chứ không được đùn đẩy trách nhiệm, đặc biệt các khu tái định cư cho người dân xuống cấp và do động đất gây ra”.

 

Đại diện cử tri xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My, ông Hồ Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Trà Bui nêu ý kiến: “Từ khi Thủy điện Sông Tranh 2 tích nước đến nay đã xảy ra rất nhiều trận động đất. Không ai đọc được chữ “ngờ” về do thiên tai hết. Thứ nhất là không cho Thủy điện Sông Tranh 2 tích nước và  thứ hai là phải hủy bỏ Thủy điện Sông Tranh 2”.

 

Ngoài ra, cử tri cũng hoài nghi về chất lượng xây dựng đối với Thủy điện Sông Tranh 2. Ông Nguyễn Duy Khánh, Bí thư Đảng ủy xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My nói: “Xây dựng Thủy điện Sông Tranh 2 thấm nước như vậy là xây quá kém. Đề nghị Chính phủ xem lại chất lượng công trình này có vấn đề gì trong đó hay không”.  

 

Trả lời ý kiến của cử tri, TS Lê Huy Minh, Viện phó Viện Vật lý địa cầu cho rằng: “Thủy điện Sông Tranh 2 tích nước vào ngày 29/11/2010, hiện tượng có nước thấm xuống, nước lòng hồ tăng lên nên sinh ra từ trường và sinh ra động đất sớm hơn”.

 

 

Cam đoan Sông Tranh 2 an toàn



Ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về các công trình xây dựng nói: “Thủy điện Sông Tranh 2 khẳng định là an toàn! Chịu được động đất cực đại gia tốc nền là 5,5 richter so với thiết kế là như vậy. Thậm chí chịu được cao hơn, tương đương động đất cấp 6”.

 

Thay mặt Bộ Công thương, ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhận trách nhiệm trước nhân dân về sự cố đã xảy ra với Thủy điện Sông Tranh 2: “Tại buổi tiếp xúc cử tri hôm nay ở huyện Bắc Trà My, thay mặt Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam tôi xin trách nhiệm trước bà con nhân dân về sự việc xảy ra vừa rồi đối với Thủy điện Sông Tranh 2. Động đất kích thích xảy ra vừa qua là do tích nước hồ chứa Thủy điện Sông Tranh 2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ bồi thường cho bà con tái định cư bị thiệt hại nhà cửa do động đất gây ra. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhân dân Chính phủ quyết định không cho Thủy điện Sông Tranh 2 tích nước vào mùa lũ này, đồng thời xây dựng phương án phòng chống lụt bão cho hạ du và diễn tập ứng phó động đất tại huyện Bắc Trà My”.

 

Ông Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ KH-CN nói: “Đây là trách nhiệm rất là lớn của cơ quan Nhà nước đối với công trình lớn này. Các cơ quan báo chí phối hợp với các nhà khoa học để đưa ra những thông tin xác thực có cơ sở khoa học giúp cho người dân yên tâm hơn. Bộ KH-CN sẽ tích cực hơn nữa để có những nghiên cứu chính xác để đảm bảo công trình và đảm bảo an toàn cho người dân”.  

(Nguồn: Hồng Sơn /Đất việt)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cử tri kiến nghị... "hủy" Thủy điện Sông Tranh 2

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI