»

Thứ tư, 30/10/2024, 06:16:02 AM (GMT+7)

Những sao nổi tiếng kiến nghị “đừng phớt lờ ngành nông nghiệp chăn nuôi”

(06:42:08 AM 25/09/2021)
(Tin Môi Trường) - Một số sao nổi tiếng nhất thế giới ủng hộ chế độ ăn thuần thực vật, bao gồm Moby, Billie Eilish, Joaquin Phoenix, Alan Cumming, Alicia Silverstone, Leona Lewis, Lily Cole và Stephen Fry, đã viết thư cho Nghị sĩ Alok Sharma, chủ tịch hội nghị các bên tham gia công ước COP26 được tổ chức tại Glasgow vào tháng 11 này, kiến nghị việc chú trọng vào ngành nông nghiệp chăn nuôi và những ảnh hưởng thảm khốc của việc chăn nuôi động vật đến biến đổi khí hậu và đề xuất đưa chủ đề này vào chương trình nghị sự COP26 để các nhà lãnh đạo thế giới cùng thảo luận.
Bức thư được gửi để ủng hộ chiến dịch #TheCowInTheRoom được phát động gần đây của tổ chức bảo vệ động vật toàn cầu Humane Society International.
 
Những[-]sao[-]nổi[-]tiếng[-]kiến[-]nghị[-]“đừng[-]phớt[-]lờ[-]ngành[-]nông[-]nghiệp[-]chăn[-]nuôi”
Ảnh minh hoạ: IE
 
Trên toàn cầu, hơn 88 tỷ động vật được nuôi và giết mổ để làm thực phẩm mỗi năm. Chăn nuôi thâm canh gây ra ước tính khoảng 14,5% - 16,5% lượng phát thải khí nhà kính do con người gây ra trên toàn cầu, ngang bằng với mức phát thải của toàn bộ ngành giao thông vận tải. Mặc dù là một trong những ngành gây ảnh hưởng lớn nhất vào biến đổi khí hậu, nhưng nông nghiệp chăn nuôi không nằm trong danh sách ưu tiên thảo luận của chương trình nghị sự tại COP26 về giảm thiểu biến đổi khí hậu. COP26 được tổ chức bởi Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).
 
Các nghiên cứu chỉ ra rằng giảm sản xuất và tiêu thụ thịt và sữa là một trong những hành động hiệu quả nhất mà chúng ta có thể thực hiện để tránh các hậu quả thảm khốc từ biến đổi khí hậu. Bức thư cũng có chữ ký của nữ diễn viên phim Star Wars Daisy Ridley, ca sĩ kiêm nhạc sĩ Alesha Dixon, nhà tự nhiên học Chris Packham, doanh nhân và nhà đầu tư Dragons Den Deborah Meaden, nữ diễn viên Evanna Lynch, tác giả bài hát và nhà sản xuất thu âm Finneas O'Connell, giọng ca của Vamps và nghệ sĩ guitar James McVey, nữ diễn viên Joanna Lumley OBE, diễn viên hài kiêm diễn viên Ricky Gervais và người có ảnh hưởng đến lối sống nhân ái Lucy Watson – tất cả đều kêu gọi hội nghị COP26 chính thức thừa nhận tác động khí hậu của nông nghiệp chăn nuôi.
 
Humane Society International và những sao nổi tiếng chia sẻ niềm đam mê về bảo vệ động vật và trái đất thông qua các chính sách và hành động thiết thực và họ hy vọng rằng việc công nhận chính thức tại COP26 sẽ khuyến khích các nhà lãnh đạo thế giới cam kết thực hiện các chiến lược giảm tiêu thụ thịt và sữa quan trọng để giúp đáp ứng Thỏa thuận Paris với mục tiêu dưới 2 ° C.
 
Bức thư với nội dung: “Nông nghiệp chăn nuôi là nguồn phát thải khí nhà kính lớn, vì vậy chúng ta không thể đạt được các mục tiêu đặt ra trong Thỏa thuận Paris nếu không thực hiện các thay đổi về hệ thống lương thực toàn cầu của chúng ta. Ngay cả khi tất cả các nguồn phát thải chính khác đã được cải cách, chúng ta vẫn sẽ không đạt được mục tiêu ... Giải quyết những mảng cấp bách này trong cuộc họp UNFCCC COP26 sẽ giúp thúc đẩy các chính phủ trên toàn thế giới hành động và sẽ cung cấp cho các nhà lãnh đạo thế giới một lựa chọn có mức tác động cao khác để bổ sung vào các phương thức đối phó với biến đổi khí hậu. Chúng tôi kêu gọi UNFCCC công nhận chính thức và công khai vai trò của nông nghiệp chăn nuôi là một trong những yếu tố đóng góp lớn nhất vào biến đổi khí hậu và mở ra một không gian đối thoại rộng rãi hơn ”.
 
Ca sĩ, nhạc sĩ và nhà hoạt động vì quyền động vật Moby, cho biết: “Việc nuôi động vật thâm canh để làm thực phẩm, đơn giản là đang phá hủy hành tinh của chúng ta. Nông nghiệp chăn nuôi là ngành phát thải khí CO2 cao thứ hai trên thế giới, nhưng nó vẫn bị các nhà lãnh đạo thế giới bỏ qua. Các thông tin khoa học chỉ ra rõ rằng việc áp dụng một chế độ ăn nhiều thực vật hơn là một trong những hành động có tác động mạnh mẽ nhất mà chúng ta có thể thực hiện để ngăn chặn biến đổi khí hậu thảm khốc. Vì vậy, nếu chúng ta muốn bảo vệ hành tinh của mình, chúng ta phải đưa nông nghiệp chăn nuôi thâm canh vào các chiến lược giảm thiểu biến đổi khí hậu. COP26 là cơ hội lý tưởng để thực hiện điều này và là một trong những thay đổi quan trọng cuối cùng để cải cách hệ thống lương thực toàn cầu. Tôi xin bạn, làm ơn; Đừng phớt lờ ngành nông nghiệp chăn nuôi. ”
 
Ngoài việc phát thải khí nhà kính đáng kể, lĩnh vực chăn nuôi trang trại cũng là ngành sử dụng nguồn đất lớn nhất do con người gây ra, với các hệ thống sản xuất thịt, trứng, sữa và nuôi trồng thủy sản sử dụng khoảng 83% diện tích đất canh tác trên thế giới trong khi chỉ cung cấp 37% lượng protein toàn cầu, và 18% lượng calo. Nông nghiệp chăn nuôi cũng là nguyên nhân chính gây ra nạn phá rừng, tuyệt chủng loài vật, suy thoái đất, ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước.
 
Bà Julie Janovsky, Phó chủ tịch phụ trách phúc lợi động vật trang trại của tổ chức Humane Society International chia sẻ: “Nếu chúng ta nghiêm túc về việc tránh thảm họa khí hậu, thì các nhà lãnh đạo thế giới bắt buộc phải thừa nhận và hành động để cắt giảm các tác nhân gây biến đổi khí hậu, bao gồm cả nông nghiệp chăn nuôi. Ngành chăn nuôi thâm canh không bền vững và việc chuyển đổi hệ thống thực phẩm toàn cầu của chúng ta sang chế độ ăn thuần thực vật nhiều hơn là một trong những biện pháp giảm thiểu khí hậu hiệu quả nhất mà chúng ta có thể thực hiện. COP26 mang đến cơ hội sống còn cho các nhà lãnh đạo thế giới để thực hiện các cam kết có ý nghĩa nhằm giải quyết biến đổi khí hậu, khôi phục đa dạng sinh học và giúp chấm dứt sự tàn ác do các trang trại chăn nuôi động vật gây ra ”.
 
Công chúng có thể ủng hộ chiến dịch #TheCowInTheRoom của HSI bằng cách ký vào bản kiến nghị, kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới thừa nhận những tác động gây hại đến khí hậu của ngành nông nghiệp chăn nuôi qua trang web COP26: hsi.org/TheCowInTheRoom.
LÊ PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những sao nổi tiếng kiến nghị “đừng phớt lờ ngành nông nghiệp chăn nuôi”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI