»

Thứ năm, 21/11/2024, 08:56:52 AM (GMT+7)

Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ siết chặt quản lý việc nổ mìn tại các mỏ khai thác đá

(20:10:07 PM 21/08/2016)
(Tin Môi Trường) - Nhiều năm qua, người dân sống gần các khu vực khai thác đá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải chịu cảnh ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, nhà cửa bị nứt nền, nứt tường sống trong cảnh nơm nớp lo sợ.

[-]Bà[-]Rịa-Vũng[-]Tàu[-]sẽ[-]siết[-]chặt[-]quản[-]lý[-]việc[-]nổ[-]mìn[-]tại[-]các[-]mỏ[-]khai[-]thác[-]đá[-]

Khai thác đá trên địa bàn xã Châu Pha (huyện Tân Thành).

 

Tại khu dân cư gần mỏ đá Lê Chính, khu phố Thanh Long, thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, dù nhà của các hộ dân này cách mỏ đá khoảng hơn 500m nhưng vẫn bị nứt toác khắp tường đến nền nhà. 
 
Gia đình bà Nguyễn Thị Vẹn, khu phố Thanh Long, thị trấn Đất Đỏ cho biết, việc nổ mìn thường xuyên, với tiếng nổ lớn đã làm tường nhà của gia đình bà và các hộ dân đều bị nứt toác, vết nứt cứ thế lớn dần. Bức tường ngay phía trên bếp nhà bà có một vết nứt lớn kéo dài từ chân tường lên đến sát nóc nhà. Đứng trong nhà bà có thể nhìn rõ ra bên ngoài. Bà cho hay: “Vết nứt này mẹ con tôi đã nhiều lần trát lại xi măng nhưng trát xong, mìn nổ lại đâu vào đó. Gia đình tôi rất lo lắng vì tường có thể sập xuống bất cứ lúc nào”. Cùng với bếp, trong nhà bà còn rất nhiều vết nứt ngang, dọc chằng chịt cả phòng ngủ, phòng khách. 
 
Sống cách mỏ đá Núi Sò khu vực khai thác mỏ đá puzolan của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hiệp Lực thuộc địa phận xã Suối Rao, huyện Châu Đức nhiều hộ dân không chỉ bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn, tiếng ồn do khai thác đá cả ngày lẫn đêm mà còn đối mặt với nguy cơ mất an toàn do hoạt động nổ mìn khai thác đá. 
 
Bà Nguyễn Thị Vượng, tổ 5, thôn 1, xã Suối Rao cho biết “nhiều khi chúng tôi đang ở nhà thì giật bắn vì tiếng nổ mìn, nhà cửa rung chuyển theo”. Căn nhà bà Vượng đang ở hiện cũng trong cảnh tường, nền nứt chằng chịt. Trên bức tường ngăn cách phòng ngủ với bếp là vết nứt to chia đôi bức tường. Bức tường lung lay như sắp đổ. Bà bảo: “Tôi cũng đã trát xi măng lên chỗ nứt nhưng không ăn thua, vài ngày mìn nổ, mặt đất, nhà cửa rung chuyển vết nứt lại thêm to ra. Ngay dưới nền nhà cũng có nhiều vết nứt chạy dài dưới nền xi măng”. 
 
Anh Nguyễn Văn Hoàn, cùng trú tổ 5, thôn 1 cũng cho biết, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hiệp Lực làm việc cả ngày lẫn đêm, khiến người dân sống xung quanh mỏ đá đêm cũng không thể ngủ nổi bởi tiếng ồn quá lớn phát ra từ việc khai thác, nghiền đá. Cùng với đó là việc nổ mìn cũng khiến căn nhà anh bị nứt nhiều nơi. “Điều khiến chúng tôi bức xúc là trước khi nổ mìn, người dân không hề nhận được thông báo hay tín hiệu gì từ phía chủ mỏ”, anh Hoàn bức xúc cho biết thêm. 
 
Hiện tượng nổ mìn khai thác đá làm nứt nhà dân, việc khai thác đá ảnh hưởng tới giao thông đi lại, ảnh hưởng đến môi trường sống, nước uống, sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng đã được người dân xã Châu Pha, huyện Tân Thành nhiều năm phản ánh lên HĐND các cấp, lên chính quyền địa phương, sở, ngành liên quan. Tuy nhiên, những bức xúc của người dân vẫn không được giải quyết thỏa đáng. Nhà các hộ dân bị nứt do việc nổ mìn khai thác đá cũng không được chủ các mỏ đá đền bù. 
 
Gia đình bà Lê Thị Thảo, tổ 2, ấp Tân Châu, xã Châu Pha là hộ dân sinh sống sát hàng rào của mỏ đá thuộc Công ty cổ phần Thành Chí. Bà Thảo cho biết: Gia đình mình về đây sinh sống, lập nghiệp đã 13 năm. Trước đây không khí rất trong lành, nhưng từ ngày mỏ đá đi vào hoạt động, cuộc sống của người dân phải gánh chịu rất nhiều thứ từ bụi bặm, tiếng ồn. Bà cho biết thêm, trước đây mỗi lần chuẩn bị cho nổ mìn là công ty cho người kêu bà đi trú kẻo đá bắn trúng người. Đến nay phía công ty đã cho xây bức tường cao khoảng 4m để phân cách giữa nhà bà với khu vực khai thác đá. Tuy nhiên, mỗi lần nổ mìn bụi vẫn bay mù mịt trời, nhà bà ở sát cạnh bên vẫn giật bắn mình mỗi khi nghe tiếng mìn nổ. 
 
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn xã Châu Pha còn khoảng 10 xí nghiệp đá hoạt động, có một số mỏ, ranh giới giữa nhà dân và mở đá đang khai thác cách nhau chỉ là hàng rào dây thép gai, có mỏ cách khoảng 200m. Chính vì khoảng cách quá gần này khiến cho cuộc sống của nhiều hộ dân đã bị đảo lộn hoàn toàn. 
 
Trước thực trạng người dân sống cạnh các mỏ khai thác đá đều “kêu trời” vì khói bụi, nổ mìn làm hư hại nhà dân. Trao đổi với chúng tôi bà Bùi Thị Dung, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, trong năm 2016 cơ quan này đã cấp 19 giấy đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho các đơn vị khai thác đá trên địa bàn tỉnh. 
 
Với tình trạng nổ mìn gây nứt nhà dân, Sở Công thương tỉnh sẽ tiến hành kiểm tra và có biện pháp xử lý. Sở Công thương sẽ tăng cường quản lý chặt chẽ hơn nữa các hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, khảo sát cụ thể thực trạng công tác bảo quản tại các kho vật liệu cháy nổ của các mỏ đá hiện nay để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm, nhằm đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và các hộ dân sinh sống xung quanh. “Sắp tới, để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa hoạt động nổ mìn tại các mỏ đá, sở Công thương sẽ tăng cường các hoạt động kiểm tra đột xuất, định kỳ. Đồng thời, Sở cũng yêu cầu mỗi lần nổ mìn, các đơn vị phải gửi thông báo tới Sở Công thương để giám sát”, bà Bùi Thị Dung cho biết thêm.
Hoàng Nhị
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ siết chặt quản lý việc nổ mìn tại các mỏ khai thác đá

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI