»

Thứ ba, 03/12/2024, 19:08:34 PM (GMT+7)

Lo lắng trước thực tế thủy điện Sông Tranh 2

(18:07:04 PM 27/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Sáng 27/9, đoàn công tác của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão (PCLB) trung ương và lãnh đạo sở, ban ngành tỉnh Quảng Nam đã có buổi kiểm tra tình hình phòng chống lụt bão tại thủy điện Sông Tranh 2 trước mùa mưa lũ.


>>
Lật lại báo cáo đánh giá tác động môi trường
thủy điện Sông Tranh 2: Ngỡ ngàng  

 

Đoàn công tác của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão trung ương đã có buổi kiểm tra tình hình phòng chống lụt, bão tại thủy điện Sông Tranh 2 trước mùa mưa lũ sáng nay 27-9 - Ảnh: Tấn Vũ

  

Dù không được phép tích nước nhưng trưởng đoàn công tác Nguyễn Xuân Diệu, ủy viên thường trực Ban chỉ huy PCLB trung ương, đã có một số lo lắng trước tình hình hiện nay của thủy điện này. 

Ngay sau khi đoàn công tác vừa rút khỏi hiện trường, một vụ động đất mạnh làm rung chuyển toàn bộ huyện Bắc Trà My đã xảy ra.

 

Ông Đặng Phong, chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, cho biết trận rung chấn mạnh dữ dội diễn ra lúc 13g34 làm mọi thứ nghiêng ngả. Chính quyền huyện đang cho người đi kiểm tra hiện trường và làm báo cáo gửi cấp trên.

 

Sau khi nghe báo cáo tình hình chuẩn bị ứng phó và PCLB của Ban quản lý dự án thủy điện 3, đơn vị vận hành nhà máy, chánh văn phòng Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam Nguyễn Minh Tuấn cho biết dù không tích nước nhưng với việc hồ không có cửa xả đáy thì mực nước hồ lúc cao điểm vẫn là 161m, tương đương 480-500 triệu m3 nước. Vì vậy dù không tích nước mà mực nước trong hồ vẫn rất lớn nên rất cần thiết phải có phương án phòng chống lụt bão cho người dân vùng hạ du. Kịch bản phải kéo dài theo địa hình của dòng sông Tranh qua Thu Bồn xuống đến Cửa Đại (TP Hội An).

 

Phó Ban chỉ huy PCLB huyện Bắc Trà My Huỳnh Ngọc Thiệu cho biết đến nay đã có 23 trận động đất lớn nhỏ. Đặc biệt có bốn trận rất mạnh khiến 211 căn nhà của huyện bị nứt và sáu công trình lớn bị hư hại. Ông Thiệu lo lắng nếu nước về lớn hơn lượng nước xả qua sáu cửa tràn thì nước trong lòng hồ vẫn dâng lên trên 161m, khi đó con đập có an toàn hay không là một câu hỏi lớn.

 

Chia sẻ với những âu lo của địa phương, ông Nguyễn Xuân Diệu cho rằng phải cần nghĩ đến tình huống tồi tệ nhất của thủy điện trong mùa mưa lũ và lên kịch bản ứng phó.

 

“Phải có người của huyện trong ban điều hành phòng chống lụt bão của thủy điện. Phải minh bạch thông tin và người dân cần phải biết hiện trạng của hồ chứa để an tâm sinh sống” – ông Diệu nói.

(Nguồn: TẤN VŨ /TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lo lắng trước thực tế thủy điện Sông Tranh 2

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI