»

Thứ bảy, 18/01/2025, 05:16:16 AM (GMT+7)

Đắk Nông: Cần sớm xử lý việc nổ mìn phá đá gây nguy hiểm cho người dân ở xã Đắk R’Moan

(20:27:57 PM 02/08/2015)
(Tin Môi Trường) - Từ nhiều tháng nay, hàng chục hộ dân sống xung quanh khu vực mỏ đá Tân An (thôn Tân Phương, xã Đắk R’Moan, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) phải chịu cảnh ô nhiễm và nguy hiểm đến tính mạng do doanh nghiệp tư nhân Trần Phúc (đơn vị được cấp phép khai thác đá tại đây) đã nổ mìn khai thác đá vượt ra ngoài phạm vi an toàn tối thiểu theo quy định.

Chưa[-]trang[-]bị[-]bảo[-]hộ[-]lao[-]động[-]cho[-]công[-]nhân[-]mỏ[-]đá[-]ở[-]xã[-]Đắk[-]R'moan[-]

Chưa trang bị bảo hộ lao động cho công nhân mỏ đá ở xã Đắk R'moan

 

Bà Lê Thị Lan, ngụ thôn Tân Phương cho biết: Gia đình bà sống ở khu vực này đã 21 năm. Việc khai thác đá đã diễn ra nhiều năm nhưng trước đây mức độ ảnh hưởng không đáng kể. Mấy tháng nay, đơn vị khai thác đá mở rộng phạm vi nổ mìn phá đá; khoảng cách từ hiện trường khai thác đá tới ngôi nhà gia đình bà Lan đang ở chỉ khoảng 130 mét. Mỗi khi đơn vị khai thác đá cho nổ mìn, cả gia đình bà và nhiều hộ dân xung quanh phải chịu đựng tiếng ồn đinh tai nhức óc, mặt đất rung lắc, sau đó là bụi bay mù mịt, nhiều lúc mảnh đá bay khắp nơi, rất nguy hiểm. Nghiêm trọng hơn, cách đây khoảng 1 tháng, đơn vị khai thác đá cho nổ mìn, đá bay ra xa làm thủng mái tôn và rơi vào trong nhà làm hư hại bàn ghế, vỡ bóng đèn, trần thạch cao của ngôi nhà bị nứt, vỡ...

Theo một số hộ dân, việc đơn vị khai thác đá cho nổ mìn ở khoảng cách quá gần nhà dân khiến cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân bị đảo lộn. Nhiều hộ có vật nuôi, cây trồng bị hư hỏng nhưng chưa được doanh nghiệp đền bù thỏa đáng. Bình quân mỗi tuần, doanh nghiệp nổ mìn trong khoảng 2 đến 3 ngày. Trong những ngày đó, mỗi ngày doanh nghiệp cho nổ mìn 2 lần vào khoảng 11giờ 30 phút và 16 giờ 30 phút.

Theo ông Lê Đình Thắng, Chủ tịch UBND xã Đắk R’Moan, thị xã Gia Nghĩa: Doanh nghiệp tư nhân Trần Phúc được UBND tỉnh Đắk Nông cấp phép khai thác đá tại mỏ đá Tân An đã gần 10 năm nay. Ban đầu diện tích khá nhỏ nhưng qua nhiều lần mở rộng, tổng diện tích mà doanh nghiệp khai thác hiện đã lên đến hàng chục hecta. UBND xã cũng đã nhận được đơn khiếu nại của một số hộ dân về tình trạng doanh nghiệp khai thác đá gây thiệt hại tài sản, ảnh hưởng sức khỏe, đời sống người dân. Theo quy định, khoảng cách tối thiểu từ khu vực khai thác đá đến nhà dân phải là 200 mét. UBND xã đang phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành khảo sát, ghi nhận những ảnh hưởng của việc nổ mìn phá đá đến đời sống người dân để có căn cứ giải quyết đền bù cho dân. Về lâu dài, UBND xã kiến nghị các ngành chức năng xem xét lại việc mở rộng bãi đá, nếu không đảm bảo an toàn cho người dân xung quanh thì kiến nghị rút giấy phép khai thác của doanh nghiệp.

Hưng Thịnh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đắk Nông: Cần sớm xử lý việc nổ mìn phá đá gây nguy hiểm cho người dân ở xã Đắk R’Moan

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI