Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Báo cáo về Sông Tranh 2, EVN "copy" từ chuyên gia địa lý sinh vật
(21:28:36 PM 27/09/2012)>>Báo cáo về động đất sơ sài và trùng lặp
>>Lo lắng trước thực tế thủy điện Sông Tranh 2
Sơ sài, cẩu thả!
Bản “Báo cáo đánh giá tác động môi trường” của EVN hoàn thành vào tháng 12.2006, trước khi Nhà TĐST 2 được xây dựng, do Phó Tổng Giám đốc EVN thời đó là ông Trần Văn Được ký duyệt.
Nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Thủy điện Sông Tranh 2 đang khiến nhiều người bất bình. |
Điều đáng nói là phần đánh giá về động đất kích thích chỉ vỏn vẹn 1/2 trang trong số 200 trang và rất sơ sài, cẩu thả. Báo cáo dẫn: “Theo tác giả Lê Trần Chấn - Viện Địa lý thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia - trong “Phân tích các hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các dự án thuỷ điện” năm 2002 thì: Điều kiện để hồ chứa TĐST 2 có khả năng gây động đất kích thích là: Dung tích của hồ chứa phải đạt trên 10 (mũ 9)m3; vùng hồ chứa có chiều cao cột nước tối thiểu là 100m và trong điều kiện đất đá vùng hồ và khu vực lân cận bị chia cắt bởi các đứt gãy kiến tạo và phân dị mạnh.
Như vậy, trong điều kiện trên và so sánh với các thông số hồ chứa và đập dâng, điều kiện đứt gãy địa chất và hiện tượng khả năng cực đại xuất hiện động đất vùng dự án, có thể đánh giá hồ TĐST 2 khi tích nước sẽ không có khả năng gây động đất kích thích, không gây rủi ro môi trường”.
Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu thì phóng viên rất bất ngờ khi biết rằng, tác giả Lê Trần Chấn không phải là một chuyên gia về động đất và ông cũng không biết đánh giá của mình được EVN đưa vào báo cáo. Sáng 26.9, phóng viên đã liên hệ với ông Lê Trần Chấn và ông tỏ ra hết sức ngỡ ngàng khi biết EVN đưa một phần đánh giá về động đất kích thích của mình vào báo cáo của EVN.
Ông Chấn chia sẻ: “Tôi thực sự bất ngờ về điều này bởi tôi làm ở Viện Địa lý và là một nhà địa lý sinh vật, chuyên nghiên cứu về đa dạng sinh học, nay đã nghỉ hưu. Tôi không am hiểu về động đất. Đúng ra họ (EVN) phải hợp tác với Viện Vật lý địa cầu mới đúng”.
Ông Chấn cũng khẳng định: “EVN chưa bao giờ đề nghị tôi đánh giá tác động môi trường đối với công trình TĐST 2 cả. Có thể họ photocopy báo cáo của tôi từ đâu đó rồi “lồng ghép” vào báo cáo của họ để đưa ra kết luận!”. Đánh giá về cách làm của EVN, ông Chấn cho rằng: “Việc EVN đưa đánh giá của tôi – một báo cáo không liên quan đến vấn đề TĐST 2 - vào báo cáo của họ, sau đó đưa ra những kết luận “chết người” kiểu như thế thì quả thật rất liều lĩnh.
TĐST 2 là một công trình, đầu tư nhiều tiền của và có ý nghĩa rất lớn cho lợi ích quốc gia, tuy nhiên với kiểu nghiên cứu, đánh giá qua loa, hình thức như EVN thì rõ ràng họ đã làm rất không nghiêm túc. Và lúc này đây, hậu quả đã thấy rõ”.
“EVN không thuê Viện Vật lý địa cầu”
Đó là khẳng định của PGS - TS Nguyễn Hồng Phương – Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu). PGS -TS Nguyễn Hồng Phương khẳng định: “Báo cáo tiền khả thi của Viện Vật lý địa cầu làm năm 2003 không nói gì đến động đất kích thích cả, mà chỉ nói độ rung động cực đại áp vào thân đập trong bối cảnh nghiên cứu tại thời điểm đó là bao nhiêu. Chúng tôi không được thuê để đánh giá về động đất kích thích tác động đến TĐST 2 mặc dù chúng tôi có thể làm được. Có thể do eo hẹp về kinh phí chăng? Chỉ riêng tiền thuê chúng tôi đánh giá về rung chấn cực đại mà mãi sau này họ mới có để trả”.
Để có thông tin 2 chiều, trong ngày 26.9, phóng viên đã liên hệ với ông Trần Văn Hải - Trưởng ban quản lý Dự án Thủy điện 3 - chủ đầu tư công trình TĐST 2. Ông Hải khẳng định: “Bản “Báo cáo đánh giá tác động môi trường” chúng tôi làm đáp ứng đủ quy trình quy phạm mà Nhà nước yêu cầu. Báo cáo của chúng tôi đầy đủ cơ sở về khoa học trong nhiều khía cạnh, trong đó có cả động đất, động đất kích thích. Và để được thông qua, mình EVN không quyết định được mà còn có rất nhiều cấp ở trên nữa, rồi cả hội đồng thẩm định…!”.
Trả lời câu hỏi tại sao EVN lại đưa báo cáo của chuyên gia địa lý sinh vật Lê Trần Chấn đánh giá về động đất kích thích vào báo cáo của mình về TĐST 2, ông Hải cho hay: “Tôi hoàn toàn không biết ông Lê Trần Chấn là ai và có liên quan gì đến vấn đề này! Chắc có sự nhầm lẫn gì chăng?”. Về việc EVN không thuê Viện Vật lý địa cầu đánh giá về động đất kích thích, ông Hải giải thích: “Chúng tôi đã thuê Viện Vật lý địa cầu đánh giá động đất cũng như động đất kích thích. Nếu Viện Vật lý địa cầu nói EVN không thuê thì họ phải chịu trách nhiệm về phát biểu đó”.
Trả lời câu hỏi tại sao trong bản “Báo cáo…” kết luận hồ TĐST 2 khi tích nước sẽ không có khả năng gây động đất kích thích, ông Hải trả lời: “Trong đánh giá của chúng tôi có nói rõ việc tích nước TĐST 2 có tác động tới động đất kích thích đấy chứ. Chắc nhà báo nhầm với báo cáo nào chăng?”. Vậy giữa bản “Báo cáo đánh giá tác động môi trường” do Phó Tổng Giám đốc EVN Trần Văn Được ký và lời nói của ông Trưởng ban quản lý dự án Thủy điện 3, ai đúng, ai sai, chắc chỉ có EVN và các cơ quan liên quan mới trả lời được!
“Chúng tôi không được thuê để đánh giá về động đất kích thích tác động đến TĐST 2 mặc dù chúng tôi có thể làm được”.- PGS -TS Nguyễn Hồng Phương
“Nếu Viện Vật lý địa cầu nói EVN không thuê thì họ phải chịu trách nhiệm về phát biểu đó”.- Ông Trần Văn Hải - Trưởng ban quản lý Dự án Thủy điện 3
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?