»

Thứ bảy, 18/01/2025, 03:44:45 AM (GMT+7)

TP HCM: Ô nhiễm tiếng ồn và những hệ lụy khó lường

(15:17:04 PM 29/04/2018)
(Tin Môi Trường) - Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn tại Thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, đây còn là một trong những nguyên nhân gây ra tình hình mất trật tự xã hội. Trước vấn nạn này, Thành phố cần kịp thời thực hiện những giải pháp giảm ô nhiễm tiếng ồn nhằm đảm bảo môi trường sống cho người dân.

TP[-]HCM:[-]Ô[-]nhiễm[-]tiếng[-]ồn[-]và[-]những[-]hệ[-]lụy[-]khó[-]lường[-]

Ảnh minh hoạ: IE


Ẩu đả do... tiếng ồn 
 
Thời gian qua, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, các vụ án liên quan đến tiếng ồn xảy ra ngày càng nhiều với mức độ nghiêm trọng. Gần đây có thể kể đến vụ hỗn chiến khiến 3 người bị thương vào ngày 9/12/2017 ở quận Bình Tân. Theo đó, khoảng 8 giờ cùng ngày, hai nhóm người cả nam lẫn nữ cầm hung khí rượt đuổi nhau tại hẻm 184/19 Lê Đình Cẩn, phường Tân Tạo, quận Bình Tân gây náo loạn khu vực. Nguyên nhân được xác định là do người đàn ông sống tại hẻm 184/19 phản ánh các công nhân làm việc tại kho hàng trong khu vực thường mở nhạc lớn gây ồn ào,.... Sáng cùng ngày, người đàn ông này và người dân trong khu vực xảy ra cự cãi với nhóm công nhân rồi hai bên lao vào đánh nhau. 
 
Trước đó, tháng 6/2017, một vụ án gây thương tích cho ba người xảy ra ở quận Tân Bình cũng liên quan đến tiếng ồn. Nguyên nhân là do 4 thanh niên cùng thuê nhà ở trọ, 3 thanh niên ở lầu trên tổ chức ăn nhậu ồn ào đến khuya khiến thanh niên lầu dưới không ngủ được và lên nhắc nhở. Sau khi cự cãi thì thanh niên lầu dưới lấy dao đâm cả ba người bị thương, trong đó 2 thanh niên bị thương nặng phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. 
 
Nghiêm trọng hơn, vào tháng 1/2016, 6 người đã bị tuyên phạt từ 8 đến 20 năm tù về tội giết người liên quan đến tiếng ồn xe máy. Vụ việc xảy ra tại phường Tân Thới Nhất, Quận 12, do khó chịu vì mỗi lần sửa xe xong thợ sửa xe đều nổ máy để kiểm tra gây ồn ào nên một thanh niên trong khu vực đã kéo nhóm bạn đến phá tiệm sửa xe. Thợ sửa xe biết tin tiệm bị phá nên đã kéo một nhóm người đi tìm nhóm phá tiệm, hai bên xảy ra ẩu đả dẫn đến một người bị tử vong tại chỗ. 
 
Theo các chuyên gia môi trường, tiếng ồn khiến con người cảm thấy khó chịu, ức chế gây ra nóng nảy, thậm chí dẫn đến ẩu đả. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các vụ ẩu đả liên quan đến tiếng ồn xảy ra ngày càng nhiều. Tiếng ồn trên 75 decibels (dB) tác động đến hệ thần kinh, nếu trên 100 dB như tiếng ồn khi khoan đá, động cơ máy bay sẽ làm thủng màng nhĩ và tác động mạnh đến hệ thần kinh. Ngoài ra nhiều tiếng ồn cùng lúc tạo nên sự cộng hưởng tạo ra độ rung gây nứt vỡ kính và các công trình. 
 
Chia sẻ về những tác động tiêu cực của ô nhiễm tiếng ồn đối với sức khỏe con người, bác sĩ Lý Phạm Hoàng Xuân, Khoa tai mũi họng - Bệnh viện nhân dân Gia Định cho biết: Tiếng ồn là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều bệnh, chỉ cần quá ngưỡng cho phép, tiếng ồn đã có tác động tiêu cực tới sức khỏe con người. Tiếp xúc với tiếng ồn lâu ngày sẽ làm cho con người mất sự nhạy cảm với âm thanh, dần dần gây bệnh điếc không thể cải thiện được. Người dân sống trong khu vực có tiếng ồn quá lớn thường hay mất ngủ, dễ bị căng thẳng, mệt mỏi, gây ra bệnh tật. Khi bị mất ngủ, stress kéo dài, cơ thể sẽ bị suy yếu, nguy cơ tăng huyết áp, loét bao tử, rối loạn tâm thần tăng cao. Tiếp xúc với tiếng ồn nhiều và thường xuyên sẽ gây mệt mỏi, suy nhược toàn thân, ù tai, mất ngủ và làm trầm trọng thêm các loại bệnh, nhất là tim mạch, huyết áp. Nếu một người ở trong môi trường có tiếng ồn trên 90 dB trong thời gian từ 3 tháng trở lên thì khả năng nghe kém và không có khả năng hồi phục. 
 
TP[-]HCM:[-]Ô[-]nhiễm[-]tiếng[-]ồn[-]và[-]những[-]hệ[-]lụy[-]khó[-]lường[-]
 
Xử lý nghiêm hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn 
 
Các kết quả đo tiếng ồn tại 150 điểm quan trắc đặt trên 30 tuyến đường của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phục vụ nghiên cứu cho thấy ở những tuyến đường đông xe, hầu hết số lần đo vượt tiêu chuẩn ở mức cao. Thậm chí, ngay cả ban đêm từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau, mức độ ồn đo được vẫn quá giới hạn gấp nhiều lần. Tương tự, kết quả quan trắc tiếng ồn của Chi cục Bảo vệ môi trường Thành phố Hồ Chí Minh ở các lần đo tại 6 trạm quan trắc gồm ngã tư An Sương, ngã sáu Gò Vấp, vòng xoay Hàng Xanh, ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ, vòng xoay Phú Lâm và ngã tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh nhiều lần đạt trên 85 dB, vượt ngưỡng tiếng ồn cao nhất cho phép. 
 
Chia sẻ về nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Huy Bá, một chuyên gia nghiên cứu môi trường cho biết: Ô nhiễm tiếng ồn tại Thành phố Hồ Chí Minh đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó có âm thanh từ động cơ của xe và còi xe trong quá trình tham gia giao thông, các công trình xây dựng,  sửa chữa nhà cửa, tiếng ồn từ dàn loa của các cửa hàng và hệ thống loa nhạc của các gia đình trong khu dân cư. Đặc biệt, trong giao thông đô thị, tiếng ồn từ các xe cũ, xe mô tô phân khối lớn cùng với tiếng ồn cộng hưởng của phương tiện giao thông ở khu vực ùn tắc, kẹt xe xảy ra thường xuyên có tác động nghiêm trọng đến đời sống người dân. 
 
Để giảm ô nhiễm tiếng ồn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, Giám đốc Trung tâm công nghệ môi trường (Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam) cho rằng: Đối với các loại xe, cần kiểm tra định kỳ chất lượng máy móc, những xe nào có tiếng ồn cao cần phải có biện pháp để giải quyết như lắp hệ thống giảm âm. Ngoài ra, cần có các phương án phân luồng giao thông hợp lý để điều tiết lượng xe, hạn chế tốc độ để giảm tiếng ồn. Thành phố cần thực hiện nghiêm việc cấm sử dụng còi xe trong nội thành, nhất là ở trường học, bệnh viện, khu dân cư; tăng cường trồng cây nhiều tầng với các loại cây khác nhau ở vỉa hè hai bên đường, khu dân cư, phủ thêm mảng xanh ở khu công cộng vì cây xanh có tác dụng chắn tiếng ồn. 
 
Trong khi đó, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Huy Bá đề xuất: Các công trình khi xây dựng, sửa chữa phải che chắn cẩn thận vừa đảm bảo an toàn, tránh bụi vừa ngăn tiếng ồn phát ra xung quanh, đồng thời tránh thi công vào buổi trưa và buổi tối, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của mọi người xung quanh. Mặt khác, người dân có thể chủ động tránh xa khu vực phát ra tiếng ồn, nếu phải ở trong khu vực có tiếng ồn thì dùng tay hoặc bông bịt chặt tai lại, trồng cây xanh trong khuôn viên nhà và sử dụng các vật liệu cách âm. 
 
 Đối với các cơ quan chức năng, cần phải xử lý nghiêm minh đối với những đối tượng gây ra tiếng ồn. Cụ thể, việc xử phạt hành vi gây tiếng ồn vượt mức cho phép trong khu dân cư đã được quy định tại Thông tư 39/2010/TT-BTNMT, có hiệu lực từ tháng 2/2011. Theo đó, việc vi phạm các quy định về tiếng ồn sẽ bị xử hành chính với mức tiền phạt từ 1 triệu đến 160 triệu đồng. Đồng thời, nếu xung quanh gia đình người dân có các cơ sở sản xuất, hộ gia đình có các hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn thì người dân có thể làm đơn khiếu nại đến Ủy ban nhân dân cấp xã, phường để xử lý. Vì vậy, các đơn vị, địa phương cần tăng cường thực hiện tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ những tác hại của ô nhiễm tiếng ồn cũng như chủ động phản ánh các nơi gây ra tiếng ồn vượt mức cho phép; phát tờ rơi về các tác hại của ô nhiễm tiếng ồn kèm theo những quy định xử phạt về việc gây ô nhiễm tiếng ồn trong khu dân cư đến tận tay các hộ gia đình.
Nguyễn Xuân Dự
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: TP HCM: Ô nhiễm tiếng ồn và những hệ lụy khó lường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI