»

Thứ bảy, 18/01/2025, 04:58:11 AM (GMT+7)

Mệt mỏi với tiếng ồn

(14:45:45 PM 25/05/2015)
(Tin Môi Trường) - Cuộc sống trở nên căng thẳng, cảm giác sợ hãi như bị tra tấn. Đấy là hoàn cảnh chung của nhiều người dân Sài Gòn khi bị tiếng ồn khắp nơi bủa vây trong một thời gian dài.

 [-]Mệt[-]mỏi[-]với[-]tiếng[-]ồn

Một cửa hàng bán mắt kính trên đường Nguyễn Thái Sơn, Q.Gò Vấp, TP.HCM đặt chiếc loa công suất lớn phát quảng cáo suốt cả ngày - Ảnh: Thuận Thắng

 

Bà T. (40 tuổi) làm việc trong ngành luật. Công việc căng thẳng hằng ngày đã làm bà mệt mỏi, nhưng hai tuần nay bà bị ám ảnh đến nỗi không muốn về nhà.


Không tài nào ngủ được


“Thủ phạm” là quán ốc mới mở khoảng hai tuần, nằm gần căn hộ của bà T. (chung cư An Sương, P.Tân Hưng Thuận, Q.12, TP.HCM). Tầm 17g30, quán ốc này dần đông khách, bàn ghế bày dọc theo vỉa hè. Thực khách bắt đầu chén tạc chén thù, tiếng cụng ly côm cốp vang lên. Từ nhà bà T. nghe rất rõ những âm thanh rổn rảng đó.


“Chừng 8g tối là quán đông nghẹt. Họ hò hét, cụng ly “dô ra” ầm ĩ. Đến hơn 23g mới dọn dẹp, lúc ấy tiếng chén đĩa, nồi niêu lại va vào nhau khiến tôi không thể ngủ. Chưa kể nhiều khi bia rượu vào người ta còn to tiếng, cãi vã. Khủng khiếp hơn là người bán kẹo kéo mở nhạc, hát ầm ĩ để bán hàng” - bà T. ngao ngán kể.


Tương tự, cụ bà B. (80 tuổi, ngụ đường Trần Quang Khải, Q.1) cũng khốn khổ với quán nhậu trước nhà mình. Cụ B. bức xúc: “Mấy ngày nay có một nhóm đến chiếm dụng vỉa hè rồi mở quán nhậu ngay trước nhà tui từ 5g chiều đến tận 3g sáng hôm sau”. Những âm thanh ồn ào, tiếng cụng ly côm cốp, tiếng nói chuyện, cãi vã trở thành nỗi ám ảnh của gia đình cụ. “Tôi ngủ không được đã đành, mà còn ớn cái cảnh họ nhậu xong ói mửa, tiểu tiện trước nhà” - cụ B. nói. Cụ B. cho hay cụ vừa đi mổ tim gần đây.


Anh T.T.T. (ngụ ấp 2A, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cũng là nạn nhân của những âm thanh phát ra từ hai cặp loa tại trụ sở ấp. Anh T. cho biết khu vực này chủ yếu là công nhân làm ca đêm, cần được nghỉ ngơi. Thế nhưng cứ 5g20 sáng lại bị dựng dậy bởi “bản tin xã đến bản tin huyện, đến bản tin đài TP.HCM, rồi đến bản tin Sài Gòn buổi sáng”. “Loa phát hết công suất, âm thanh thì rè rè bốn phương tám hướng. Nhiều lúc con nhỏ của tôi giật mình khóc thét” - anh T. than phiền.


“Bây giờ tin tức thì có báo chí, tivi, điện thoại, máy tính. Chúng tôi đề nghị chỉ dùng loa phát thông báo của ấp từ 5g sáng đến 6g chiều thôi” - anh T. đề xuất. Trả lời về đề xuất này, ông Cao Chí Tâm - trưởng ấp 2A - cho biết việc phát tin tức này diễn ra từ 5g20 - 6g40. Việc phát tin tức thuộc chương trình nông thôn mới ấp nào cũng có. Ông Tâm cho biết có thể do người dân chưa quen với công suất của loa nên sẽ báo với cấp trên để có hướng giải quyết phù hợp.


Cuộc chiến dai dẳng


Từ lúc nào việc hát hò của người này là nỗi sợ hãi của người khác? Hàng xóm đinh tai nhức óc, than phiền. Quán vẫn mở. Người hát cứ hát. Đó là trường hợp mà ông N.V.K. và hàng xóm gặp phải. Gần nhà ông K. là quán “hát với nhau” (trên đường Gò Dầu, P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM) bắt đầu ồn ào từ lúc 19g đến tận khuya.


“Nhạc gì cũng hát. Cứ có người yêu cầu là hát. Ầm ĩ, rất mất trật tự. Hai con tôi đều đang ôn thi, một vô lớp 6, một lớp 10. Bọn trẻ không thể nào tập trung học hành” - ông K. bức xúc. Ông K. cho biết thêm chuyện này đã kéo dài gần hai năm. Người dân xung quanh làm rất nhiều đơn từ, đến nỗi “công an nghe báo là biết ngay quán đó”.


Có lẽ đây là vấn đề muôn thuở, như ông Đặng Hải Bình - phó Phòng Tài nguyên - môi trường Q.12, TP.HCM - cho biết. “Các đơn thư liên quan tới quán cà phê, karaoke, hát với nhau rất nhiều. Việc tiếp nhận, xử lý ô nhiễm tiếng ồn chúng tôi đã và đang làm từ rất lâu” - ông Bình nói. Theo ông Bình, có nhiều quy định cụ thể về tiếng ồn trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Nếu ai vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo nghị định 179/2013/NĐ-CP (quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường).


Ông Bình cho biết trước đây người dân vẫn phản ảnh lên phường, nếu phường không đo lường, giải quyết được thì bên quận (Phòng tài nguyên - môi trường) sẽ đo đạc, kiểm tra, xử lý. Lúc đó phải thuê đội đo đạc riêng. Nhưng theo ông Bình, vấn đề xử lý gặp nhiều khó khăn như: nhận được thông báo, cơ quan chức năng đến kiểm tra thì cơ sở ấy lại không ồn. Muốn đo, xử lý vi phạm phải có máy đo tiếng ồn, xem tại thời điểm cụ thể đó chính xác độ ồn là bao nhiêu dBA.


“Nguồn phát sinh tiếng ồn chính là con người chứ không phải cái máy. Hôm nay ông ca sĩ hát to, ngày mai ông hát nhỏ. Hôm nay ông hát nhạc dance, mai mình tới kiểm tra ông hát nhạc bolero êm dịu. Cũng có khi mình tới ông đang hát thì dừng...” - ông Bình nói về những khó khăn.

 


Đoàn kiểm tra liên ngành TP thường xuyên kiểm tra, xử phạt


Ông Lê Tôn Thanh, phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao TP.HCM, cho biết việc kiểm tra, xử phạt về độ ồn âm thanh tại các vũ trường, quán bar, cà phê... là do đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội của TP.HCM hoặc đoàn kiểm tra liên ngành của các quận, huyện phụ trách.


Trong đó, sở cũng có một lực lượng cán bộ phụ trách tham gia chung với đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội của TP. Thời gian qua, đoàn kiểm tra liên ngành của TP liên tục tổ chức kiểm tra một số điểm giải trí như vũ trường, quán bar... về nhiều loại hình hoạt động, trong đó có kiểm tra, xử phạt về tiếng ồn âm thanh vượt mức cho phép.


Ông Thanh nói thêm theo quy định, các doanh nghiệp, cơ sở khi xin giấy phép hoạt động giải trí có sử dụng âm thanh đều phải làm hồ sơ khai báo và phải tuân thủ các giới hạn về âm thanh.


Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động có một số nơi vẫn vi phạm. Với những điểm kinh doanh giải trí có dấu hiệu vi phạm, đoàn kiểm tra liên ngành TP sẽ tổ chức đi kiểm tra bằng máy đo, nếu phát hiện sai phạm sẽ lập biên bản xử phạt hành chính.


ĐỨC THANH

MINH PHƯỢNG/TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mệt mỏi với tiếng ồn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI