Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Xây dựng tượng đài - quảng trường 1.400 tỉ đồng: Xài tiền của dân sao dễ thế!
(19:37:29 PM 07/08/2015)Sau khi tham quan tìm hiểu tượng đài "Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Tuyên Quang" vào cuối tháng 7-2015, lãnh đạo tỉnh Sơn La quyết định thực hiện dự án tượng đài - quảng trường 1.400 tỉ đồng. Ảnh: Báo Tuyên Quang
Sau một tuần dư luận xôn xao, các cơ quan chức năng vào cuộc, Văn phòng Chính phủ yêu cầu báo cáo... nhưng lãnh đạo tỉnh Sơn La vẫn chưa giải thích rõ ràng về dự án xây dựng cụm tượng đài và các công trình liên quan lên đến 1.400 tỉ đồng. Những ý kiến của lãnh đạo tỉnh này đến nay vẫn bất nhất, vòng vo.
Nghèo thì đừng “chơi” sang
Dư luận sốc và lên tiếng cũng là điều dễ hiểu, bởi Sơn La đến nay là một trong những tỉnh nghèo nhất nước. Bao nhiêu người còn đói khổ, trẻ em học hành vất vả, trường lớp chưa đủ khang trang mà “vô tư” xây dựng như thế thì trái mắt quá. Xài tiền của dân phải cân nhắc chứ?
Nhiều bạn đọc phân tích: “HĐND tỉnh Sơn La tại kỳ họp thứ 9 cuối năm 2014 đã ra nghị quyết (số 96/2014/NQ-HĐND) về dự toán thu chi ngân sách địa phương năm 2015, theo đó tỉnh này phải nhận nguồn phân bổ ngân sách từ trung ương lên đến 6.516 tỉ đồng. Nguồn ngân sách từ trung ương phân bổ cho tỉnh này năm 2014 cũng gần bằng con số ấy. Nghèo như thế mà cứ “chơi” sang thì dân nào chịu nổi!”.
Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, hiện Sơn La có khoảng 36.000 người thiếu đói, 5/11 huyện nghèo thường xuyên nhận hỗ trợ của Chương trình Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ. Con số khác còn đáng lo hơn: Hết năm 2013, Sơn La còn 68.947 hộ nghèo (chiếm 27% tổng số hộ của tỉnh). Tình hình này đã khiến chính quyền phải hỗ trợ 3.278 tấn gạo để cứu đói và vận động nhân dân cho nhau vay gạo, nhất là vào thời điểm giáp hạt.
“Tình cảnh người dân khó khăn như thế, liệu lãnh đạo tỉnh có biết? Tôi tin rằng lãnh đạo tỉnh quá biết, nhưng vấn đề là họ đã không hiểu được nỗi khổ này của người dân. Họ chỉ biết điều này trên giấy tờ, trên những con số thống kê vô hồn... Nếu nhìn thấy những đứa trẻ chân trần trên nền đất lầy lội, áo quần phong phanh trong cái lạnh cắt da, mặt mày lem luốc co ro trong những lớp học trống hoác... thì tôi tin rằng lãnh đạo tỉnh này sẽ nghĩ khác và sẽ có kế hoạch chăm lo cho người dân trước khi đồng loạt biểu quyết việc xây cụm tượng đài cả ngàn tỉ kia” - bạn đọc Nguyễn Văn Còn ngậm ngùi.
Những lớp học thiếu thốn còn nhiều ở Sơn La
"Nghèo mà làm được mới giá trị"!?
Ngay sau khi thông tin về dự án này xuất hiện, ông Trần Bảo Quyến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Sơn La, bày tỏ: “Theo quan điểm, suy nghĩ của cá nhân tôi, nếu nghèo mà làm được thì mới giá trị, chứ giàu rồi mới làm thì đó là chuyện nhỏ, bình thường”!
“Giá trị gì ở đây? Không có giá trị nào còn ý nghĩa khi mà nó đồng hành cùng nghèo đói, cùng nỗi vất vả lo toan về cái ăn, cái mặc, về sự thất học của trẻ em. Trong xã hội hiện tại, không có thước đo nào giá trị bằng sự ấm no, hạnh phúc của người dân” - bạn đọc Trần Trí nói thẳng.
Trước sự phản ứng mạnh mẽ của nhiều luồn dư luận, trong buổi họp báo vào ngày 5-8, ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, “đính chính”: kinh phí xây tượng đài chỉ 200 tỉ đồng, hơn 1.000 tỉ còn lại dùng để xây dựng các hạng mục khác, trong đó có trung tâm hành chính tỉnh. Bạn đọc Nguyễn Thanh Hùng cho rằng cách giải thích trên là không thỏa đáng.
“Ngay trong nghị quyết của HĐND tỉnh Sơn La về việc xây tượng đài không hề có hạng mục trung tâm hành chính. Và nếu tỉnh Sơn La đã đề xuất lên trung ương thì chắc chắn đã có dự toán kinh phí cụ thể và từng hạng mục công trình. Ngay cả ngày khởi công cũng được ấn định cụ thể là 11-10 thì làm sao có chuyện sơ suất không đưa việc xây dựng trung tâm hành chính vào nghị quyết này” - bạn đọc Nguyễn Thanh Hùng phân tích.
Ngay cả việc xây tượng đài bằng đồng cao 5 - 8 m mà kinh phí tới 200 tỉ cũng khiến dư luận ngỡ ngàng. “Một tấn đồng hiện nay khoảng 7.000 USD (số liệu của Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam công bố), tức khoảng hơn 140 triệu đồng. Tượng này dù lớn, khoảng 10 tấn đồng thì cũng chỉ tốn khoảng 1,5 tỉ đồng tiền nguyên liệu. Kinh phí thiết kế, thi công cho là 15 tỉ đồng; chi phí khác thêm vài tỉ đồng nữa thì tổng cộng tượng đài này cũng chỉ khoảng 20 tỉ đồng. Số tiền còn lại chẳng biết các vị làm gì?” - bạn đọc Nguyễn Hoàng băn khoăn.
Trẻ em vùng sâu Sơn La còn nhiều thiếu thốn. Ảnh do một nhóm thiện nguyện chụp vào tháng 9-2013
Gửi ý kiến bạn đọc về: Xây dựng tượng đài - quảng trường 1.400 tỉ đồng: Xài tiền của dân sao dễ thế!
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
-
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
-
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
-
Cứu cây xanh
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
-
Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
-
Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
-
Có rừng là có tín chỉ carbon?
-
Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)