»

Thứ năm, 21/11/2024, 06:25:44 AM (GMT+7)

Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?

(01:54:36 AM 13/10/2024)
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia nhận định nhiều khả năng năm nay sẽ là năm ấm nhất được ghi nhận và khi nhiệt độ tăng lên thì các cơn bão mạnh cũng gia tăng. Thời gian qua, nhiều cơn siêu bão xuất hiện với sức tàn phá khủng khiếp và đạt cấp độ cao nhất của các thang đo bão.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, nguyên nhân khiến năm nay nhiều bão mạnh trên thế giới như Geami, Yagi, Krathon hay Helene, Milton… có thể được giải thích bởi một số yếu tố khí hậu và môi trường.

 

Vì[-]sao[-]năm[-]nay[-]xuất[-]hiện[-]nhiều[-]siêu[-]bão[-]với[-]sức[-]tàn[-]phá[-]khủng[-]khiếp?[-]

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cùng các nhân viên phân tích hướng đi của các cơn bão (Ảnh: Nguyễn Hải).
 
Theo ông Khiêm, về hiện tượng ENSO, năm nay là năm chuyển pha El Nino sang La Nina, quá trình chuyển pha nhanh nên đốt nóng và mất cân bằng nhiệt ẩm đại dương đang diễn ra mạnh mẽ góp phần làm tăng nguồn cung cấp năng lượng cho sự hình thành và phát triển các cơn bão nhiệt đới.
 
Về biến đổi khí hậu, ông Khiêm cho hay sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ cả đại dương và khí quyển. Khi nước biển ấm lên sẽ cung cấp nhiều hơi nước và năng lượng hơn cho các hệ thống thời tiết, dẫn đến việc hình thành nhiều bão mạnh hơn và cường độ các cơn bão này cũng tăng lên.
 
Vị chuyên gia cho biết chúng ta đã chứng kiến sự bất thường về nhiệt độ trung bình toàn cầu từ đầu năm đến nay (từ tháng 1 đến tháng 8) cao hơn 0,70⁰C so với mức trung bình giai đoạn 1991-2020, nhiều khả năng năm nay sẽ là năm ấm nhất được ghi nhận và khi nhiệt độ tăng lên thì các cơn bão mạnh cũng gia tăng.
 
Ông cho hay điều này đã được đề cập tới trong báo cáo đánh giá biến đổi khí hậu lần thứ sáu của Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC). Trong tương lai số lượng những cơn bão có cường độ mạnh trên cấp 17 sẽ gia tăng.
 
Theo ông Khiêm, một số nghiên cứu công bố mới đây tại Mỹ cho thấy hiện tượng nóng lên toàn cầu là nguyên nhân khiến các cơn bão nhiệt đới xảy ra với cường độ mạnh hơn và tần suất nhiều hơn. Theo nghiên cứu này, nhiệt độ bề mặt đại dương ấm lên làm lượng hơi nước trong khí quyển gia tăng khiến các cơn bão mạnh lên về cường độ.
 
Ông cho hay mức tăng nhiệt độ toàn cầu 1 độ C hiện nay đã khiến sức tàn phá của bão tăng trung bình khoảng 40%. Hiện tượng tăng nhanh cường độ cũng đang trở nên phổ biến hơn...
 
Nhận định tình hình từ nay đến cuối năm, ông Khiêm cho biết, hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện ở mức xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm là 4,5 cơn); trong đó số cơn đổ bộ vào đất liền có thể cao hơn so với trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm là 1,9 cơn) và tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam.
 
Ông cho rằng cần đề phòng khả năng bão, áp thấp nhiệt đới hình thành ngay trên khu vực Biển Đông và không loại trừ xảy ra những cơn bão mạnh.
ENSO là chữ viết tắt của các từ ghép El Nino Southern Oscillation để chỉ cả hai hiện tượng El Nino và La Nina.
 
Trong đó những năm có hiện tượng El Nino hoạt động mạnh thì nắng nóng, khô hạn kéo dài, mùa mưa đến muộn. Lũ lụt ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn trung bình nhiều năm. Đồng thời bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông ít hơn trung bình.
 
Ngược lại, vào những năm có hiện tượng La Nina hoạt động mạnh thì những đợt gió mùa đông bắc hoạt động liên tục với cường độ mạnh
DTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI