Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thủy điện xả lũ: Báo trước 10 giờ dân mới chạy kịp
(07:11:41 AM 08/11/2011) Thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ - Ảnh: Đức Huy |
Thủy điện phải thực hiện nghiêm khâu điều tiết lũ Liên quan đến quy trình xả lũ phải thông báo trước 2 giờ đang có nhiều phản ứng khác nhau, hôm qua 7.11 ông Nguyễn Văn Trúc - Chủ tịch UBND H.Đại Lộc (Quảng Nam), nơi từng bị ngập nặng khi thủy điện A Vương xả hồ với mực nước lũ đang dâng cao hồi tháng 9.2009 - khẳng định: Bất kể là thông báo trước 2 hay 4 giờ, nếu không có sự chuẩn bị phương án di dời từ các xã và trách nhiệm điều tiết lũ của thủy điện thì cũng sẽ... trở tay không kịp. Theo phân tích của ông Nguyễn Văn Trúc, quy trình xả lũ phải được chấp hành nghiêm và xử lý linh hoạt: “Mà để làm được điều này, cần có sự ràng buộc trách nhiệm giữa địa phương và nhà máy thủy điện. Hồi tháng 7.2011, H.Đại Lộc đã ký kết văn bản ràng buộc trách nhiệm này với thủy điện A Vương, và diễn biến xả điều tiết lũ trong 2 ngày qua của A Vương cho thấy họ hợp tác tốt”. H.X.Huỳnh |
Về thời gian thông báo xả lũ trước 2 giờ, ông Lộc cho biết: Đoạn sông Ba từ thủy điện Sông Ba Hạ đến cửa sông Đà Rằng chỉ dài hơn 60 km là khá ngắn. Nếu phải xả lũ thì phải thông báo trước 10 giờ mới kịp. Trường hợp thông báo trước 2 giờ xả lũ là trường hợp khẩn cấp. Ông Lộc lấy ví dụ: “Nếu thủy điện chỉ xả lũ 1.000 m3/giây thôi nhưng vào đúng thời điểm triều cường dâng, thì mức nước lũ dâng ở vùng hạ du sông Ba sẽ là 1m”.
Tôi có ý kiến Người chưa chắc chạy kịp Nếu thủy điện chỉ thông báo xả lũ trước 2 giờ, người chạy chưa chắc kịp nói gì đến di chuyển gạo, thóc, heo gà. Mà thông báo bằng cách nào? Làng tôi, hễ trời mưa to một tí là nước bao vây, giao thông chia cắt, điện cúp, dây điện thoại đứt, điện thoại di động hết pin. Vậy thì lấy gì để nghe thông báo xả lũ? Ngọc Hùng (Đại Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam)
Cần giám sát quy trình Làm sao thủy điện có thể dự báo được lượng nước và phải xả thế nào cho hợp lý để thủy điện vừa an toàn, người dân ở vùng hạ du cũng an toàn, đó mới là cái cốt yếu. Chính vì vậy, mỗi thủy điện phải có quy trình chứa nước, xả lũ chặt chẽ, và cho người dân tham gia giám sát quy trình này. Minh Luận (Bình Minh, Bình Sơn, Quảng Ngãi) Nên đặt còi báo động Theo tôi, thủy điện cần đầu tư, lắp đặt hệ thống còi báo động ở vùng hạ du các dòng sông để cảnh báo người dân về việc xả lũ, nhất là các vùng ven sông. Đây là cách làm hiệu quả nhất và đến với người dân nhanh nhất. Chỉ có hệ thống báo động, người dân mới có thể nghe và kịp thời tránh lũ nhanh chóng. (vinguyen_tr@yahoo.com) Thanh Đông (tổng hợp) |
Bộ Công thương: nên điều chỉnh thời gian tùy từng hồ cụ thể Trả lời câu hỏi có nên nâng thời gian báo trước khi xả lũ lên 4 - 6 tiếng để người dân kịp chuẩn bị, ông Đỗ Đức Quân - Vụ phó Vụ Năng lượng phụ trách vấn đề thủy điện (Bộ Công thương), cho rằng: không nên điều chỉnh quy định giờ báo trước với hàng loạt các hồ thủy điện, mà thời gian báo trước nên tùy thuộc vào từng hồ chứa cụ thể. Theo ông Quân, quan trọng nhất là trực ban phòng chống lụt bão của địa phương phải sẵn sàng 24/24 trong mùa mưa lũ. Mai Hà |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.