Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ - Ảnh: Đức Huy |
Thủy điện phải thực hiện nghiêm khâu điều tiết lũ
Liên quan đến quy trình xả lũ phải thông báo trước 2 giờ đang có nhiều phản ứng khác nhau, hôm qua 7.11 ông Nguyễn Văn Trúc - Chủ tịch UBND H.Đại Lộc (Quảng Nam), nơi từng bị ngập nặng khi thủy điện A Vương xả hồ với mực nước lũ đang dâng cao hồi tháng 9.2009 - khẳng định: Bất kể là thông báo trước 2 hay 4 giờ, nếu không có sự chuẩn bị phương án di dời từ các xã và trách nhiệm điều tiết lũ của thủy điện thì cũng sẽ... trở tay không kịp.
Theo phân tích của ông Nguyễn Văn Trúc, quy trình xả lũ phải được chấp hành nghiêm và xử lý linh hoạt: “Mà để làm được điều này, cần có sự ràng buộc trách nhiệm giữa địa phương và nhà máy thủy điện. Hồi tháng 7.2011, H.Đại Lộc đã ký kết văn bản ràng buộc trách nhiệm này với thủy điện A Vương, và diễn biến xả điều tiết lũ trong 2 ngày qua của A Vương cho thấy họ hợp tác tốt”.
H.X.Huỳnh
|
Về thời gian thông báo xả lũ trước 2 giờ, ông Lộc cho biết: Đoạn sông Ba từ thủy điện Sông Ba Hạ đến cửa sông Đà Rằng chỉ dài hơn 60 km là khá ngắn. Nếu phải xả lũ thì phải thông báo trước 10 giờ mới kịp. Trường hợp thông báo trước 2 giờ xả lũ là trường hợp khẩn cấp. Ông Lộc lấy ví dụ: “Nếu thủy điện chỉ xả lũ 1.000 m3/giây thôi nhưng vào đúng thời điểm triều cường dâng, thì mức nước lũ dâng ở vùng hạ du sông Ba sẽ là 1m”.
Tôi có ý kiến
Người chưa chắc chạy kịp
Nếu thủy điện chỉ thông báo xả lũ trước 2 giờ, người chạy chưa chắc kịp nói gì đến di chuyển gạo, thóc, heo gà. Mà thông báo bằng cách nào? Làng tôi, hễ trời mưa to một tí là nước bao vây, giao thông chia cắt, điện cúp, dây điện thoại đứt, điện thoại di động hết pin. Vậy thì lấy gì để nghe thông báo xả lũ?
Ngọc Hùng (Đại Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam)
Cần giám sát quy trình
Làm sao thủy điện có thể dự báo được lượng nước và phải xả thế nào cho hợp lý để thủy điện vừa an toàn, người dân ở vùng hạ du cũng an toàn, đó mới là cái cốt yếu. Chính vì vậy, mỗi thủy điện phải có quy trình chứa nước, xả lũ chặt chẽ, và cho người dân tham gia giám sát quy trình này.
Minh Luận (Bình Minh, Bình Sơn, Quảng Ngãi)
Nên đặt còi báo động
Theo tôi, thủy điện cần đầu tư, lắp đặt hệ thống còi báo động ở vùng hạ du các dòng sông để cảnh báo người dân về việc xả lũ, nhất là các vùng ven sông. Đây là cách làm hiệu quả nhất và đến với người dân nhanh nhất. Chỉ có hệ thống báo động, người dân mới có thể nghe và kịp thời tránh lũ nhanh chóng. (vinguyen_tr@yahoo.com)
Thanh Đông
(tổng hợp) |
Bộ Công thương: nên điều chỉnh thời gian tùy từng hồ cụ thể
Trả lời câu hỏi có nên nâng thời gian báo trước khi xả lũ lên 4 - 6 tiếng để người dân kịp chuẩn bị, ông Đỗ Đức Quân - Vụ phó Vụ Năng lượng phụ trách vấn đề thủy điện (Bộ Công thương), cho rằng: không nên điều chỉnh quy định giờ báo trước với hàng loạt các hồ thủy điện, mà thời gian báo trước nên tùy thuộc vào từng hồ chứa cụ thể. Theo ông Quân, quan trọng nhất là trực ban phòng chống lụt bão của địa phương phải sẵn sàng 24/24 trong mùa mưa lũ.
Mai Hà
|