Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Thứ năm, 21/11/2024, 08:58:21 AM (GMT+7)
"Cát tặc" lộng hành trên lòng hồ Thủy điện Ialy
(03:57:17 AM 22/11/2023)(Tin Môi Trường) - Thuỷ điện Ialy là công trình thuỷ điện lớn nhất ở Tây Nguyên, có diện tích lòng hồ rộng lớn, nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Đây là địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Gia Lai, thu hút nhiều du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, dưới mặt nước trong xanh của lòng hồ, hoạt động khai thác cát trái phép lại ngang nhiên diễn ra ngày đêm, gây thiệt hại lớn về tài nguyên và môi trường.
>> Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga >> Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1 >> Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai >> Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam >> Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
Ảnh: TTXVN
Theo quan sát của phóng viên, việc khai thác cát trên lòng hồ diễn ra công khai cả ngày lẫn đêm. Đặc biệt là vào ban đêm, hoạt động này diễn ra càng rầm rộ hơn. Những con tàu sau khi hút đầy cát sẽ tập trung tại các bãi tập kết ven bờ. Cát được bơm thẳng lên những chiếc xe ben tải trọng lớn đang chờ sẵn để vận chuyển mang đi tiêu thụ. Qua tìm hiểu, mỗi xe ben thông thường chở khoảng 20m3 cát, trừ chi phí bình quân thu về lợi nhuận từ 2 đến 2,5 triệu đồng/chuyến.
Nhiều người dân địa phương quanh khu vực cho biết, hoạt động khai thác cát này đã diễn ra trong thời gian dài. Các tàu sẽ bơm cát trực tiếp lên xe rồi chở đi luôn. Một tàu là đủ một xe cát, hoạt động như vậy diễn ra mỗi ngày. Lợi nhuận thu về từ bán cát lậu khá lớn, trong khi hoạt động khai thác ở đây lâu nay không thấy lực lượng chức năng đến kiểm tra, xử phạt.
Ông Lê Xuân Dũng, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai cho biết: "Liên quan đến hoạt động khai thác cát ở khu vực lòng hồ Thuỷ điện Ialy, chúng tôi đã nhận được phản ánh của người dân. Mới đây, lãnh đạo huyện cùng lực lượng chức năng đã đi kiểm tra trên lòng hồ. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, chưa phát hiện hoạt động khai thác cát. Địa phương có những khó khăn nhất định trong việc bắt quả tang các đối tượng khai thác cát lậu".
Theo quy định, việc khai thác cát trên lòng hồ Thủy điện Ialy phải có giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền. Trong khi, 4 đơn vị đang hoạt động tại khu vực này, chỉ có 1 đơn vị có giấy tờ hợp lệ về khai thác, tập kết cát. Các đơn vị còn lại chỉ được nạo vét lòng hồ theo giấy phép của Bộ Công Thương và không được phép vận chuyển, mua bán cát. Thực tế, cát được nạo vét từ lòng hồ đã bị những đơn vị này lợi dụng để khai thác, vận chuyển, mua bán trái phép.
Ngành chức năng của huyện Chư Păh đã có báo cáo kết quả kiểm tra hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản tại khu vực này, khẳng định các bãi tập kết cát tại khu vực bờ hồ Thủy điện Ialy đều chưa được cấp phép tiêu thụ. Công an tỉnh Gia Lai đang thụ lý điều tra hoạt động của các doanh nghiệp nói trên.
Chủ tịch UBND huyện Chư Păh Nay Kiên khẳng định, hiện khu vực lòng hồ thủy điện Ialy thuộc quản lý của huyện Chư Păh, chưa cấp phép bất kỳ mỏ khai thác khoáng sản cát nào. Chính quyền địa phương hiện rất khó khăn trong việc quản lý khai thác cát trái phép trên lòng hồ Thuỷ điện Ialy, lý do là các đơn vị này được cấp giấy phép khai thác (nạo vét) bùn, cát. Khi hút lên chủ yếu là cát, các công ty, đơn vị có trách nhiệm lại không khai báo với nhà chức trách, cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục khai thác khoáng sản.
Hàng trăm mét khối cát được lợi dụng vận chuyển đi tiêu thụ mỗi ngày không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của địa phương mà còn gây nguy hiểm cho an toàn hồ, đập và các công trình xung quanh. Thực trạng này cần được giải quyết triệt để, nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên, cảnh quan sinh thái lòng hồ và đảm bảo cân bằng môi trường.
Hoài Nam – Xuân Huy
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.