Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thú rừng lâm nguy !
(08:55:34 AM 03/10/2012)Thông tư 47 (có hiệu lực từ ngày 9-11-2012) quy định điều kiện, khai thác, nuôi các loài động vật rừng thông thường, các tổ chức, cá nhân phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định; được sự đồng ý của chủ rừng và một số điều kiện khác. Theo Cơ quan Cites Việt Nam (đơn vị soạn thảo), Thông tư 47 nhằm thiết lập quy định pháp lý để đưa việc khai thác từ tự nhiên vào khuôn khổ, đồng thời lấp “khoảng trống” chế tài xử lý các vi phạm đang diễn ra trong nhiều năm qua.
Quản không chặt sẽ nhiều hệ lụy
PGS-TS Nguyễn Xuân Đặng, Phòng Động vật học có xương sống - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, cho rằng việc ban hành thông tư này là cần thiết vì đây là công cụ để xử lý vi phạm hàng loạt trong khai thác và nuôi động vật rừng thông thường. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là công tác kiểm tra, giám sát và hậu kiểm phải hết sức chặt chẽ, nếu không sẽ gây ra nhiều hệ lụy, như việc lợi dụng vào rừng khai thác động vật thông thường rồi tiện thể săn bắt luôn động vật hoang dã.
Thú trong vườn quốc gia cũng lo “lên thớt”
Dù Thông tư 47 quy định không được khai thác thú rừng vì mục đích thương mại trong các vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn thiên nhiên, tuy nhiên, ông Đào Duy Phiên, Giám đốc VQG Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh), cho rằng sẽ rất khó trong quản lý và bảo vệ sự đa dạng sinh học của VQG. Bởi lẽ, khi cho phép người dân vào rừng khai thác các loại động vật, do ý thức tự giác chưa cao nên gặp loài nào cũng bắt, dẫn đến nhiều loài động vật nằm trong danh mục cấm sẽ bị ảnh hưởng.
“Quan điểm của chúng tôi là khi người dân ý thức chưa cao, để bảo đảm sự đa dạng sinh học của các loài động, thực vật, sự an toàn cho các VQG, chúng ta chưa nên cho áp dụng” - ông Phiên nói.
“Xung quanh các khu rừng đặc dụng đều là miền núi, người dân chủ yếu là dân tộc ít người, nếu cho phép khai thác các loài động vật rừng theo Thông tư 47, họ sẽ lợi dụng săn bắt các loài động vật quý hiếm khác. Tôi nghĩ chủ trương của Bộ NN-PTNT không sai nhưng trong điều kiện ý thức của một số người dân chưa cao thì việc thực hiện cần cân nhắc kỹ để tránh những tác động không tốt” - ông Trần Xuân Cường, Phó Giám đốc VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An, lo lắng.
Theo ông Trần Văn Thành, quyền giám đốc VQG Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk), không chỉ VQG Yok Đôn mà tại nhiều khu rừng đặc dụng ở Việt Nam, một số loài động vật được quy định trong Thông tư 47 hiện nay cực kỳ hiếm do bị săn bắn trái phép. Việc mở rộng các loài động vật được cấp phép săn bắn sẽ làm suy giảm một cách đáng kể động vật rừng, gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.
“Chúng ta phải quy định rõ cho phép săn bắn theo từng mùa dựa vào đặc điểm sinh sản của loài đó, tránh săn bắn khi chúng mang thai, sinh sản hoặc chỉ cho phép săn bắn con đực…” - ông Thành nói.
Nhiều loài đã nguy cấp
Trong danh mục 160 loài động vật rừng được khai thác tự nhiên và nuôi theo Thông tư 47 quy định, đáng chú ý có các loài: thỏ nâu, thỏ rừng Trung Hoa; cầy tai trắng, cầy vòi hương, cầy vòi mốc, cầy lỏn tranh; chồn bạc má bắc, chồn bạc má nam, chồn vàng; heo rừng; hoẵng (mang); nai; hươu sao; sóc bụng đỏ, sóc đỏ, sóc bụng xám, sóc sọc hông bụng xám, sóc sọc hông bụng hung, sóc sọc đỏ, sóc má vàng, sóc mõm hung, sóc vằn lưng, sóc đuôi ngựa; dúi nâu, dúi mốc lớn, dúi mốc nhỏ, dúi má vàng, don; nhím đuôi ngắn; gà gô, gà rừng; trĩ đỏ; rùa dứa, rùa đất sêpôn; rồng đất; rắn hổ, rắn lục; các loại rắn nước...Nhiều chuyên gia khẳng định trong danh sách này có nhiều loài đang đứng trước tình trạng tuyệt chủng.
Thạc sĩ Lê Trọng Đạt, Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế - VQG Cúc Phương, cho rằng một số loài nên đưa ra khỏi danh mục này vì chúng đang dần quá hiếm ngoài tự nhiên, như thỏ nâu, thỏ rừng Trung Hoa; nai; cầy tai trắng, lửng chó; rùa dứa, rùa đất Sêpôn; tắc kè núi Chứa Chan; thằn lằn núi, thằn lằn núi Bà Đen; nhông cát; rồng đất; rắn lục đầu trắng, rắn lục cườm… |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.