Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thứ năm, 21/11/2024, 20:43:16 PM (GMT+7)
Sai phải sửa
(14:20:04 PM 06/06/2019)(Tin Môi Trường) - Bài học của Bình Định và các tỉnh thành ven biển cần được xem là bài học chung cho cả việc ứng xử với không gian ven hồ ở Hà Nội, Đà Lạt hay không gian ven sông ở TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ..
>> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu >> Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên >> La Vie mang đến “Trạm dừng Chút Yên từ Thiên nhiên” với ứng dụng A.I đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng trẻ >> Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM: Ký kết hợp tác và khánh thành mô hình Vườn thực phẩm cộng đồng >> Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
Dành không gian biển cho cộng đồng: Bình Định dời 3 khách sạn lớn
Dời ba khách sạn lớn để dành không gian biển cho cộng đồng, Bình Định quyết làm một điều mà nhiều nơi không muốn làm vì vướng lợi ích nhùng nhằng từ nhiều phía.
Nhưng bài học của Bình Định và các tỉnh thành ven biển cần được xem là bài học chung cho cả việc ứng xử với không gian ven hồ ở Hà Nội, Đà Lạt hay không gian ven sông ở TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ...
Với đô thị ven biển, nhà đầu tư luôn săn đất vàng, kim cương để xây khu nghỉ mát cao cấp. Sở hữu được đất "view" biển sẽ là cỗ máy đẻ ra tiền cho nhà đầu tư.
Còn chính quyền địa phương luôn xem bãi biển hiếm hoi trong thành phố là mật ngọt để thu hút đầu tư. Không ít bộ, ngành trung ương cũng vận động cho đơn vị trực thuộc, doanh nghiệp "sân sau" chiếm giữ đất ven biển.
Vì thế, việc lấn biển, sửa đổi quy hoạch ven biển, lấy công viên biển làm dự án du lịch diễn ra ở nhiều nơi.
Tỉnh này viện cớ đó là dự án tạo ra cú hích. Thành phố kia biện minh đó là công trình tạo nên điểm nhấn. Cứ thế, không gian ven biển nơi dành cho mọi người thu hẹp lại, mất dần đi.
Khi quyền lợi cộng đồng bị xâm phạm thô bạo, người dân không khỏi nghi ngờ rằng có những "cú bắt tay" lũng đoạn quy hoạch, biến không gian công cộng thành nơi tạo ra lợi ích cho một số người, mà người có trách nhiệm của chính quyền không thể vô can.
Một công trình xây dựng có tuổi đời cả trăm năm. Thời hạn giao đất cho doanh nghiệp cũng đến 50 năm, nếu giao cho cá nhân là "lâu dài".
Như vậy, người dân vĩnh viễn mất đi những không gian mà lẽ ra họ được thụ hưởng.
Rồi đây, đời con cháu sẽ kể cho nhau rằng không gian công cộng tuyệt đẹp của địa phương A đã trở thành sở hữu của nhóm người bởi các quyết định của ông B, bà C trong chính quyền nhiệm kỳ Z...
Sai phải sửa. Không gian biển được thu hồi sẽ tạo ra giá trị mới cho cảnh quan môi trường, tạo ra tiềm năng phát triển mới cho du lịch, thu hút du khách bền vững hơn.
Trước Bình Định, đã có địa phương cũng từng đưa ra chủ trương này nhưng không thực hiện được, bởi sự quyết tâm của chính quyền thôi chưa đủ mà đòi hỏi phải có chính sách hợp lý đảm bảo được lợi ích cho doanh nghiệp.
Thu hồi đất bãi biển có khó không? Rất khó, bởi không dễ dàng gì thuyết phục các nhà đầu tư rời bỏ những mảnh đất vàng đang ăn nên làm ra, mà trước đó họ mất rất nhiều tiền bạc và công sức mới có được. Khó bởi đây là hậu quả những sai lầm của chính quyền.
Thu hồi bãi biển, trước hết là một cuộc sửa sai của chính quyền địa phương, mà sửa sai muốn thành công đều phải kiên quyết và cả chấp nhận "đau đớn".
Vì thế, chuyện thu hồi vài ba khách sạn chỉ mới là cách sửa sai tình thế cho những sai lầm bởi tầm nhìn hạn hẹp trong quy hoạch trước kia.
Cách sửa sai căn bản hơn là phải rà soát quy hoạch, đưa ra khỏi quy hoạch những dự án xâm lấn không gian cộng đồng và chỉnh sửa quy hoạch theo hướng dành cho không gian cộng đồng nhiều hơn.
Chỉ có vậy mới chấm dứt được những hệ lụy của sai lầm trước đó và gìn giữ không gian cộng đồng cho muôn đời sau.
Huỳnh Hiếu (báo TTO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.