Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Quảng Trị: Tuyến đường trọng điểm xuống cấp nghiêm trọng
(09:21:40 AM 27/11/2012)Ảnh minh họa
Đến Tân Thủy vào những ngày đầu mùa mưa, chúng tôi mới cảm nhận hết được sự vất vả khi đi trên con đường này. Thôn Tân Thủy được thành lập vào năm 1993 với việc di dân lập làng kinh tế của gần 40 hộ. Nằm ở phía Tây của xã Vĩnh Thủy, địa hình trải dài theo từng quả đồi, các hộ phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào cây công nghiệp và lâm nghiệp. Vượt qua khó khăn, đến nay 97 hộ dân ở đây đã có tổng diện tích cao su khoảng 350 ha, trong đó cao su khai thác khoảng 300 ha, hàng năm mang về hơn 6.000 tấn mủ tươi cung cấp ra thị trường. Bên cạnh đó, các hộ dân cũng trồng các loại cây lâm nghiệp như keo, tràm, bạch đàn và nuôi cá lập trang trại VAC… thu nhập bình quân đầu người từ 22-28 triệu đồng/năm.
Bên cạnh những thuận lợi, người dân ở đây đang phải gồng mình chịu đựng sự vất vả, thiệt hại về kinh tế cũng như trong việc chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho con em khi tuyến đường trọng điểm xuống cấp nghiêm trọng. Đoạn đường từ xóm Cồn, thôn Thủy Ba Hạ kéo dài đến xóm Rào Trường xã Vĩnh Hà (huyện Gio Linh) giao với đường Hồ Chí Minh dài hơn 12km. Được xây dựng từ những năm 1993 đến nay, đường đất đỏ bazan nhiều đoạn bị băm nát bởi các xe có trọng tải lớn trên 30 tấn chở gỗ từ Lào về đi qua đường tránh này, cùng với đó các xe có trọng tải lớn chở keo, tràm, mủ cao su chạy qua khiến tuyến đường nhiều đoạn hầu như không thể đi lại được vào mùa mưa vì bùn lầy.
Ảnh minh họa
Theo quan sát tại hiện trường, chỉ mới đầu mùa mưa nhưng nhiều đoạn đường đã hư hỏng khá nặng. Tại một số vị trí hai bên mép đường, có những rãnh sâu như những con mương lớn do xe có trọng tải lớn đi qua. Sau mỗi trận mưa những hố sâu này ngập bùn và nước tạo thành những “hố tử thần”, có thể khiến người và xe sụp hố bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, do con đường chủ yếu là đất đỏ có kếu cấu yếu, cùng với quá trình sử dụng đã lâu nên tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng.
Tại nhiều điểm do mưa nước xói mòn, đập tràn nước chảy qua tạo thành những “con suối nhỏ” rất nguy hiểm trong quá trình lưu thông. Điều này đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân khi tuyến đường được xem là huyết mạch quan trọng vận chuyển sản phẩm của vùng ra buôn bán với bên ngoài nhưng cứ mỗi dịp mùa mưa đến là hàng hóa ứ đọng, thôn gần như bị “cô lập” bởi con đường đầy bùn và hố sâu không thể vượt qua được.
Chị Phan Thị Thủy (40 tuổi), thôn Tân Thủy, xã Vĩnh Thủy cho biết: Mỗi năm cứ vào mùa mưa là con đường của thôn ngập trong bùn đất, không thể ra ngoài được. Năm vừa rồi nhà tôi có nuôi 50 con lợn đến kì xuất chuồng nhưng đường xấu quá lái buôn không vào mua được, để quá lâu sợ lỗ vốn gia đình tôi phải lấy xe trâu chở heo ra bán. Hầu hết những hộ dân của thôn đều vấp phải tình trạng tương tự khi không thể bán được hàng hóa, bị tư thương ép giá do đường lầy lội xe không thể vào vận chuyển được. Năm ngoái, đã có mấy chuyến xe chở hàng lật ở đây do đường quá xấu.
Đường xuống cấp trầm trọng, hầu hết các hộ dân ở đây đều gặp khó khăn vào mùa mưa. Do thôn không có chợ nên hầu hết những người đàn ông của thôn là những người “mang ủng đi chợ”, còn phụ nữ không ai dám ra ngoài vì đường lầy lội rất dễ ngã xe. Mỗi lần đi chợ dự trữ đồ ăn trong 1 tuần, lương thực chủ yếu tự cung tự cấp. Trước đây, tại thôn có điểm trường nhưng do đường xá xa xôi lại ít học sinh nên vào năm 2002 trường đã chuyển học sinh mẫu giáo cấp 1 và cấp 2 về trung tâm xã học. Vì thế, tỷ lệ học sinh ở đây nghỉ học vào mùa mưa là rất cao. Phụ huynh cho con ở nhà để bảo đảm sức khỏe dù biết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
Chị Hoàng Thị Huyền, thôn Tân Thủy, xã Vĩnh Thủy tâm sự: Ở đây, vào mùa mưa, đi lại gặp nhiều khó khăn, nhất là mỗi lần đưa đón con đi học. Vừa rồi, tôi chở cháu đi học, đường trơn, bùn nhiều quá khiến ba mẹ con ngã xuống ướt hết. Trời thì lạnh, nhìn hai con bùn ngập đến bụng mà thương. Tôi phải chở cháu về tắm rửa rồi mang cuốc ra cào tìm dép mà không thấy. Mùa mưa vừa rồi, nhiều hộ gia đình cho con ở nhà, sau đó thầy cô vận động mới cho các cháu đi học lại nhưng cũng phải gửi con ở dưới nhà người quen ở xã không dám cho con về…
Có lẽ người dân ở đây vẫn không thể quên trường hợp của ông Phan Bá Thuần (55 tuổi) trong thôn bị đau nặng tới mức ngất xỉu nhưng đường trơn và bùn lầy khiến người thân không thể nào đưa ông tới trạm xá xã được. Mọi người phải tập hợp thanh niên trai tráng trong thôn để ông trên cáng lội bùn hơn 5km mới ra đến được đoạn đường an toàn chở đi. Khó có thể kể hết được những vất vả mà người dân thôn Tân Thủy phải gánh chịu trong những ngày mưa khi thôn gần như cô lập với bên ngoài.
Thậm chí ngày Tết, bà con không thể về trung tâm xã chơi mà chỉ quanh quẩn trong nhà hay mang ủng đi thăm hỏi hàng xóm. Để khắc phục tình trạng trên, người dân đã vận động đóng góp cùng xã tu sửa hàng năm nhưng đường vẫn hư hỏng nặng, có nhiều đoạn không thể qua lại được.
Ông Võ Đức Diện, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Thủy cho biết: Đây là tuyến đường huyết mạch có vai trò quan trọng đối với vùng kinh tế mới của xã cũng như vùng phía Tây huyện Vĩnh Linh. Người dân ở đây chủ yếu trồng cao su và các loại cây lâm nghiệp, nhưng tuyến đường quá lầy lội vào mùa mưa khiến mọi hoạt động thông thương bị ngưng trệ. Để khắc phục tình trạng trên hàng năm, xã đã trích một phần quỹ giao thông nông thôn đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, người dân đóng góp tu sửa tuyến đường.
Nhưng vì mật độ phương tiện vận tải có trọng tải lưu lượng lớn, sau mỗi mùa mưa bão đường ngày càng xuống cấp hơn. Sắp tới, xã sẽ tăng cường kêu gọi hơn nữa để sửa chữa tuyến đường nhưng nguồn kinh phí của xã còn hạn chế nên việc khắc phục còn gặp nhiều khó khăn. Địa phương rất mong cấp trên quan tâm, có biện pháp tu sửa, xây dựng lại tuyến đường để góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.