Thứ tư, 30/10/2024, 06:18:26 AM (GMT+7)

Biến đổi khí hậu: Người dân trên khắp thế giới hưởng ứng phong trào "Vùng lên vì khí hậu"

(10:57:31 AM 09/09/2018)
(Tin Môi Trường) - Ngày 8/9, hàng chục nghìn người bảo vệ môi trường tại 95 quốc gia trên thế giới đã xuống đường theo lời kêu gọi của phong trào "Vùng lên vì khí hậu" (Rise for climate) nhằm yêu cầu chính phủ các nước thúc đẩy hành động ứng phó với tình trạng ấm lên toàn cầu.

Gần 1.000 sự kiện đã diễn ra tại 95 quốc gia trên thế giới nhằm gửi đi hai thông điệp là: đẩy nhanh việc hướng tới một thế giới vận hành bằng năng lượng tái tạo thay vì khí đốt, dầu mỏ và than đá đang khiến khiến hành tinh ấm lên; bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trước tình trạng nước biển dâng và thời tiết cực đoan do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.

 

iến[-]đổi[-]khí[-]hậu:[-]Người[-]dân[-]trên[-]khắp[-]thế[-]giới[-]hưởng[-]ứng[-]phong[-]trào[-]"Vùng[-]lên[-]vì[-]khí[-]hậu"

Người dân trên khắp thế giới hưởng ứng phong trào "Vùng lên vì khí hậu" -Ảnh: IE

 

Tại Mỹ, tuần hành đã diễn ra trong suốt 24 giờ tại thành phố San Francisco, nơi hàng nghìn người tràn ra khắp thành phố mang theo các biểu ngữ kêu gọi sử dụng các nguồn năng lượng sạch khác thay cho những nhiên liệu gây ô nhiễm hiện nay.
 
Trong khi đó, khoảng 115.000 người đã tham gia cuộc tuần hành vì môi trường lớn nhất từ trước đến nay tại Pháp. Cảnh sát ước tính chỉ riêng tại thủ đô Paris, 18.500 người đã tham gia vào chiến dịch toàn cầu trên, cũng như thể hiện sự ủng hộ với cựu Bộ trưởng Môi trường Nicolas Hulot, người đã từ chức vào ngày 28/8 vừa qua vì bức xúc trước cách tiếp cận vấn đề này của chính phủ. Hàng nghìn người cũng đã tuần hành tại nhiều thành phố khác, trong đó có Marseilles, Strasbourg và Toulouse .
 
Trong khi đó, hơn 10.000 người đã đã đổ ra đường tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, và 1.300 người khác đã tuần hành trước trụ sở Nghị viện châu ở Brussels.
 
Tại châu Á, nhiều ngư dân và những người lao động Thái Lan bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng đang tiến hành tuần hành tại thủ đô Bangkok, nơi đang diễn ra các cuộc họp trù bị cho Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP 24 vào tháng 12/2018 tại Ba Lan. Người tuần hành lên án việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
 
Cuộc tuần hành tại thủ đô Manila của Philippines đã diễn ra với sự tham gia của khoảng 1.000 người. Philippines là nước rất phụ thuộc vào than đá, và quốc gia này cũng là một trong những nơi hứng chịu nhiều nhất các hiện tượng thời tiết cực đoan, có xu hướng gia tăng, do biến đổi khí hậu. 
 
Cùng ngày, khoảng 10.000 học sinh và giáo viên tại miền Bắc Ấn Độ đã đeo ruy băng đỏ xuống đường để kêu gọi chấm dứt việc phá rừng.
 
Tại Australia, các con tàu mang theo biểu ngữ chống biến đổi khí hậu đã đi vào cảng Sydney để tham gia vào làn sóng biểu tình do nhóm 350.org có trụ sở tại New York phát động. Hàng trăm người biểu tình tập hợp trước văn phòng của thủ tướng, để kêu gọi chính phủ chấm dứt chính sách hậu thuẫn cho than đá.
 
Với doanh thu 16,8 triệu USD năm 2017, 350.org đã phối hợp tổ chức 850 sự kiện trên toàn thế giới với các tổ chức sở tại, trong đó có Get Up!, Greenpeace và Mạng lưới Hành động khí hậu tại Australia. Trong một thông báo, nhóm này cho biết các cuộc biểu tình này nhằm xây dựng hành động biến đổi khí hậu trước thềm Hội nghị Hành động khí hậu toàn cầu, nơi các nhà lãnh đạo, doanh nhân và những người đứng đầu trong lĩnh vực giải trí sẽ có bài phát biểu. Hội nghị này do Google, Facebook, LHQ và các tổ chức từ thiện Bloomberg tài trợ dự kiến diễn ra từ ngày 12-14/9 tại bang California, Mỹ.
 
Trước đó, các đảo quốc Thái Bình Dương ngày 8/9 đã tuyên bố biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất hiện nay, đồng thời hối thúc Washington tham gia Hiệp định Paris. Trong khi đó, các hiệp hội đứng ra tổ chức Ngày hành động vì khí hậu tại Pháp (trong đó có 350.org, ATTAC, Oxfam France hay Les Amis de la Terre) ra thông cáo kêu gọi “rút vốn khỏi các năng lượng hóa thạch, cấm phát triển các dự án và hạ tầng cơ sở cho năng lượng hóa thạch, để hướng đến một nền kinh tế tiêu thụ năng lượng ít, năng lượng tái tạo do công dân kiểm soát, và nền công nghiệp sử dụng năng lượng hóa thạch phải chịu trách nhiệm về các thảm họa sinh thái mà họ gây ra”.
 
Trên mạng Twitter, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cũng nhấn mạnh thời tiết cực đoan đang đe dọa đến con em chúng ta và cách duy nhất để bảo vệ tương lai là hành động chống biến đổi khí hậu ngay từ lúc này.
TTXVN, TMT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Biến đổi khí hậu: Người dân trên khắp thế giới hưởng ứng phong trào "Vùng lên vì khí hậu"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?

Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?

(Tin Môi Trường) - Chuyên gia nhận định nhiều khả năng năm nay sẽ là năm ấm nhất được ghi nhận và khi nhiệt độ tăng lên thì các cơn bão mạnh cũng gia tăng. Thời gian qua, nhiều cơn siêu bão xuất hiện với sức tàn phá khủng khiếp và đạt cấp độ cao nhất của các thang đo bão.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI