Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Tôm sú chết hàng loạt ở ĐBSCL: Khắc phục không dễ
(21:00:55 PM 01/09/2011)
Theo thống kê của Cục Nuôi trồng (Bộ NNPTNT) có trên 30.000ha tôm nuôi bị thiệt hại. Nguyên nhân do hội chứng bệnh gan, tụy; còn tại sao phát sinh bệnh đến nay vẫn chưa xác định được.
Thả nuôi lấp vụ lại thiệt hại
Đó là tình cảnh của trên 5.000 hộ nuôi tôm tại huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng) - nơi có tỉ lệ tôm nuôi bị thiệt hại lớn nhất ĐBSCL (trên 60%). Lai Hòa là xã thiệt hại nặng nhất (trên 80%). Ông Nguyễn Hoàng Đông ở xã này lắc đầu nhớ lại: “Năm nay mắc chứng gì con tôm chết lúc hơn tháng tuổi. Tôi cải tạo tiếp để kịp thời vụ, không ngờ tôm nuôi hơn tháng lại chết tiếp. Chẳng lẽ để đất bỏ không, tôi tiếp tục thả. Vậy là đi tong trên 200 triệu tiền vay bạc hỏi”. Do ngay từ đầu vụ tôm nuôi đã thiệt hại nên không ai bảo ai người nào cũng cải tạo lại thả tiếp.
Hậu quả của sự vội vã này là Sóc Trăng phải đề nghị hỗ trợ thiệt hại cho người dân trên 3.600 tỉ đồng. Ông Phạm Hoàng Linh ở phường 5 (TP.Bạc Liêu) năm nay đầu tư nuôi tôm với hi vọng sẽ thắng lớn. Nhưng khi mới thả 40 ngày, tôm lao đầu vào bờ chết hàng loạt. Với kinh nghiệm 5 năm nuôi tôm công nghiệp, anh ngưng 15 ngày để vệ sinh 5 ao, sau đó thả tiếp với khoản đầu tư hơn 1 tỉ đồng. Lần này, con tôm lại chết khi vừa 35 ngày tuổi.
Ông Phạm Hoàng Giang - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu - phân tích: “Ngay từ đầu vụ tôm nuôi đã chết. Người dân lo trễ vụ nên nôn nóng tiếp tục thả nuôi trong khi mầm bệnh vẫn còn lưu trong nước, đất. Vì vậy, thả nuôi đợt hai tiếp tục thiệt hại”.
|
Ông Sáu Ngoãn trúng đậm mùa tôm 2011 do áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi tôm sạch, mật độ thưa. |
Môi trường sạch, bao giờ?
Trong bối cảnh đó, ông Sáu Ngoãn (Võ Hồng Ngoãn) ở xã Vĩnh Trạch Đông (TP.Bạc Liêu) vẫn thu hoạch 33 tấn tôm với kích cỡ 22-25 con/kg. Nhiều người cho rằng năm nay ông Sáu Ngoãn trúng tôm hơn trúng số. Còn ông phân tích: “Con tôm cũng giống như con người cần phải ở sạch. Môi trường nuôi tôm rất quan trọng. Ngoài ra phải thả đúng lịch thời vụ, thả với mật độ thưa. Để nông dân nuôi tôm thành công cần phải xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi tôm sạch, bền vững...”.
Khắc phục tình trạng tôm chết nói thì dễ, nhưng thực tế gần như không thể khắc phục được. Ông Phạm Hoàng Giang - Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu - cho biết: “Sau khi tôm nuôi bị thiệt hại, chúng tôi hướng dẫn bà con cách xử lý; đồng thời khuyến cáo không nên thả nuôi tiếp. Tuy nhiên hầu hết người dân vẫn thả nuôi và tiếp tục thiệt hại”. Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Văn Khởi - Phó giám đốc Sở NNPTNT Sóc Trăng - đưa ra con số hiện có hơn 5.000ha tôm nuôi tại tỉnh này bị thiệt hại không thể thả nuôi lại vì trễ vụ.
Môi trường sạch cho con tôm sú đã được nói đến từ rất lâu, nhưng đến nay chưa địa phương nào xây dựng xong. Hậu quả của sự chậm chạp này đã làm cho môi trường nuôi tôm bị ô nhiễm, mà hậu quả người nông dân phải gánh chịu.
Theo Nhật Hồ/ Lao Động
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
-
Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
-
Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
-
World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
-
Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
-
Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
-
Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
-
World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
-
World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)