Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Thứ ba, 03/12/2024, 16:53:49 PM (GMT+7)
Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
(19:46:02 PM 02/01/2024)(Tin Môi Trường) - Nhiều chuyên gia cho rằng những công trình du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng khách sạn quy mô lớn trong rừng Vườn quốc gia Tam Đảo cần phải xem xét thận trọng trong quá trình tham vấn ý kiến cộng đồng để đánh giá ĐTM.
>> Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi >> Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí >> Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn >> Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước >> Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
Phối cảnh công trình khách sạn, bungalow trong rừng Vườn quốc gia Tam Đảo đang được lấy ý kiến tham vấn của cộng đồng - Nguồn: Báo cáo ĐTM
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến cộng đồng đánh giá tác động môi trường (ĐTM) liên quan đến dự án xây mới công trình khách sạn (225 phòng) và các khu bungalow thiết kế tiêu chuẩn 4 sao trong Vườn quốc gia Tam Đảo.
Theo báo cáo ĐTM, dự án "khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí số 13, Vườn quốc gia Tam Đảo" có địa điểm tại Vườn quốc gia Tam Đảo, thuộc địa phận xã Tam Quan (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) và xã Quân Chu (huyện Đại Từ, Thái Nguyên). Tổng diện tích thuê môi trường rừng tại Vườn quốc gia Tam Đảo để thực hiện dự án là 35,7ha (thời hạn thuê 30 năm).
Không nên?
Ngày 30-12, kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng - chuyên gia kiến trúc, quy hoạch - cho biết: "Các khu nghỉ dưỡng quy mô lớn không nên 'đụng' đến cảnh quan của vườn quốc gia, bởi hiện nay Vườn quốc gia Tam Đảo đã có quá nhiều các công trình lớn, bê tông hóa. Công trình có đến hơn 200 phòng khách sạn trong rừng Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn. Ngoài ra chưa kể đến các khu bungalow của dự án cũng đón khách thu hút du lịch".
"Ở đây không chỉ giữ gìn rừng mà phải giữ gìn cảnh quan nói chung. Chúng ta phải học người Pháp khi xây khu nghỉ dưỡng Tam Đảo, họ làm công trình rất thưa, có khoảng cách để hài hòa với cảnh quan thiên nhiên khu vực đó.
Tuy nhiên trong những năm qua chúng ta lại đốt cháy giai đoạn, phát triển kinh tế quá vội vàng, đã nhiều lần Thủ tướng Chính phủ nhắc nhở, yêu cầu các bộ, ngành kiểm tra tình trạng bê tông hóa khu vực rừng Vườn quốc gia Tam Đảo", ông Tùng nói.
Theo ông Tùng, vùng lõi rừng Vườn quốc gia Tam Đảo nên chăng cần có thêm những công trình nhỏ để phục vụ tham quan, dẫn dắt du khách nhưng không có nghĩa là biến những nơi này thành khách sạn quy mô.
"Rừng Vườn quốc gia Tam Đảo có nhiều ý nghĩa với Hà Nội nên cần phải quan tâm. Cứ tiếp tục xây dựng dự án trong vùng lõi rừng Vườn quốc gia Tam Đảo thì vô hình trung khi chúng ta nhìn lại rừng đã phố hóa", ông Tùng bày tỏ.
"Phát triển du lịch cộng đồng thay vì bê tông hóa"
Trao đổi, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm - phó chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam - cho biết định hướng mới nhất về phát triển kinh tế xã hội nói chung là phải bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, trong đó có cảnh quan rừng tự nhiên, đa dạng sinh học.
Theo ông Nghiêm, đối với Vườn quốc gia Tam Đảo cần quan tâm đặc biệt vì đây là khu vực có quá trình phát triển lịch sử khá dài.
"Chính người Pháp đã phát hiện ra để khai thác cảnh quan ở Tam Đảo. Trong những năm vừa qua có nhiều dự án, nhiều lần nghiên cứu quy hoạch nhưng gần như phải đảm bảo cân bằng hài hòa giữa không gian xanh với diện tích đã xây dựng.
Vẫn hướng tới phát triển du lịch nhưng phải đảm bảo cân bằng với cảnh quan sinh thái. Như dự án đang tham vấn ý kiến cộng đồng là một công trình rất lớn khi đặt trong vườn quốc gia. Quá trình xây dựng và hoạt động sau này của khách sạn, bungalow sẽ tác động đến sinh thái, cảnh quan...", ông Nghiêm nói.
Ông Nghiêm cho biết thêm: "Vậy nên chúng ta không nên khai thác quá mạnh cảnh quan thiên nhiên. Nên chăng tổ chức du lịch ở vùng ven, phát triển du lịch cộng đồng thay vì bê tông hóa Vườn quốc gia Tam Đảo".
Thị trấn du lịch Tam Đảo đang "ngột ngạt" với nhiều công trình xây dựng mọc lên mấy năm gần đây - Ảnh: QUANG THẾ
Diện tích rừng tự nhiên đã mất rất khó để phục hồi
Trao đổi, ông Phùng Tửu Bôi (Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam) cho biết: "Cứ bê tông hóa rừng tự nhiên, đặc biệt là vườn quốc gia thì sau này rất khó để phục hồi lại được. Chúng tôi có thời gian theo dõi những cánh rừng bị biến mất với nhiều lý do nhưng đều có đặc điểm chung là những nơi đó không phục hồi được như trước. Bởi rừng tự nhiên có cây bản địa, đa dạng sinh học...".
Theo ông Bôi, đối với vườn quốc gia lại càng phải bảo vệ, giữ được bao nhiêu quý bấy nhiêu. Những công trình xây dựng quy mô lớn trong rừng khi đưa ra tham vấn ý kiến cộng đồng để đánh giá ĐTM cần phải cân nhắc rất kỹ, thận trọng.
Ông Bôi cho biết thêm: "Rừng tự nhiên đang là nơi lưu giữ carbon rất tốt, trong đó chủ yếu tập trung ở vườn quốc gia. Trong tương lai vườn quốc gia sẽ là nơi rất tiềm năng giúp Việt Nam giảm, cân bằng phát thải khí CO2. Giá trị của vườn quốc gia rất lớn, phải giữ cho bằng được".
Chủ đầu tư dự án đang tham vấn ý kiến cộng đồng cam kết gì?
Chủ dự án là liên danh Công ty cổ phần Sông Hồng Tam Đảo - Công ty cổ phần Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô.
Theo báo cáo ĐTM, hiện trạng rừng khu vực thực hiện dự án bao gồm rừng phục hồi, đất trống có cây gỗ tái sinh, rừng hỗn giao gỗ - tre nứa và các loại đất khác.
Theo đó, khu công trình dịch vụ, công cộng của dự án có tổng diện tích 5.560,7m2, chiếm tỉ lệ 1,57%. Có tầng cao tối đa 3 tầng, chiều cao không quá 12m, mật độ xây dựng dự kiến khoảng 60%. Đối với khu biệt thự nghỉ dưỡng bungalow có tổng diện tích 15.237,7m2, chiếm tỉ lệ 4,29%. Có tầng cao tối đa 2 tầng, chiều cao không quá 8m, mật độ xây dựng dự kiến khoảng 50%.
Công ty liên danh (chủ đầu tư) cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường. Đồng thời đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Vĩnh Phúc hướng dẫn, hỗ trợ trong công tác quản lý môi trường trong quá trình triển khai dự án.
(Quang Thế -TTO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
- Để du khách đi Đà Lạt mang nồi lẩu ra hồ Xuân Hương nấu ăn là chúng ta thất bại
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.