Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
"Độc quyền rác": TP.HCM phải trả tiền rác cho ông David Dương gấp 17 lần Đà Nẵng
(09:36:05 AM 15/10/2014)>>Đã manh nha xuất hiện lợi ích nhóm trong xử lý rác
>>Đề xuất cấm áp dụng công nghệ chôn lấp rác tập trung
Sẽ không có gì đáng nói nếu đơn giá của VWS không thuộc loại cao nhất Việt Nam, ngang hàng với các nước trên thế giới chỉ với công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh ở bãi Đa Phước.
Bãi rác Phước Hiệp thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị (CITENCO) cũng với công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh như bãi Đa Phước của VWS nhưng UBND TP cho rằng bãi này ô nhiễm mặc dù mới hoạt động chưa đầy một năm.
TP.HCM chỉ trả cho CITENCO khoảng 17 USD/tấn rác (thực tế mới chi 70% con số này) trong khi đó phải trả cho VWS gần 20 USD/tấn với đơn giá tăng 3% theo chu kỳ 2 năm.
Hiện nay mỗi ngày bãi rác Đa Phước tiếp nhận 3.000 tấn rác nếu cộng với 2.500 tấn từ bãi Phước Hiệp là 5.500 tấn. Với khối lượng trên, ước tính mỗi ngày TP.HCM phải trả cho VWS của ông David Dương hơn 100.000 USD.
Nhà máy xử lý rác thải bằng phương pháp nhiệt hóa này tại Tokyo. Chính quyền trả phí 35 USD/tấn rác thải.
Thành phố Đà Nẵng khoảng 1 triệu dân, được du khách đánh giá là thành phố xanh sạch đẹp. Bãi rác Khánh Sơn thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nẵng xử lý mỗi ngày 700 tấn rác cũng bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh là bãi rác sạch nhất, khô nhất, không có ruồi như bãi Đa Phước.
Ông Hà Văn Thái – Giám đốc Xí nghiệp Quản lý bãi và Xử lý chất thải phụ trách bãi rác Khánh Sơn cho biết: Các địa phương có quyền xây dựng định mức giá xử lý rác thải khác nhau. Riêng Đà Nẵng áp dụng định mức của Bộ Xây dựng nên đơn giá của UBND thành phố đặt hàng là 25.800 VND/tấn gần tương đương với khoảng 1,25 USD.
Đơn giá của UBND TP Hà Nội đặt hàng cho bãi rác Nam Sơn hiện nay khoảng 70.000 VND/tấn, tương đương với 3,5 USD.
Như vậy đơn giá của TP.HCM đặt hàng cho VWS cao gấp gần 17 lần Đà Nẵng và gần 6 lần Hà Nội trong cùng một công nghệ là chôn lấp hợp vệ sinh.
Như chúng tôi đã phân tích, ở các quốc gia tiên tiến, công nghệ xử lý rác thải được thực hiện theo chiến lược ưu tiên trình tự 3R-VE bao gồm: Reduce (giảm thiểu), Reuse (sử dụng lại), Recycle (tái sinh), Validate (nâng cao giá trị) và Eliminate (thải bỏ).
Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh chính là Eliminate không được khuyến khích. Tỷ lệ xử lý rác thải theo công nghệ chôn lấp ở Mỹ là 67%, Nhật Bản 23% và đứng đầu thế giới là Singapore chỉ chiếm 3%.
Khu xử lý rác Khánh Sơn - Đà Nẵng với công nghệ Úc, chưa hề xảy ra sự cố môi trường nào từ khi vận hành. Chính quyền TP Đà Nẵng trả theo đơn giá của Bộ Xây dựng quy định là 25.800 đồng/tấn rác thải.
Mỹ không phải là quốc gia mà công nghệ xử lý rác chôn lấp hợp vệ sinh tối ưu nhất. Công nghệ Nhật Bản, Úc… được các nước khác ưa chuộng hơn vì đảm bảo hợp vệ sinh.
Hiện nay, bãi rác Khánh Sơn của Đà Nẵng đang sử dụng công nghệ của Úc và đã qua 8 năm sử dụng tuyệt đối an toàn, chưa xảy ra sự cố môi trường nào như bãi Đa Phước của TP.HCM.
Đầu năm 2014, Tổ chức JICA của Nhật Bản đặt vấn đề đầu tư xây dựng một nhà máy xử lý rác thải công suất 1.000 tấn/ngày tại Đà Nẵng bằng phương pháp nhiệt hóa với điều kiện thành phố phải đặt hàng đơn giá 30 USD/tấn.
Tuy nhiên, thành phố Đà Nẵng đã cân nhắc và không thống nhất mức giá đắt đỏ đó dù là bằng phương pháp hiện đại nhất.
Hiện nay TP Đà Nẵng mới chỉ chi cho việc xử lý rác thải mỗi năm khoảng 7 – 8 tỉ đồng. Số kinh phí trên chỉ bằng kinh phí 4 ngày TP.HCM chi trả cho khu Đa Phước của ông David Dương. Xin nhắc lại dân số Đà Nẵng hiện nay là 1 triệu.
Theo hệ số tăng 3% hai năm mà UBND TP.HCM ưu ái cho VWS, chỉ trong vòng 4 năm nữa, giá xử lý 1 tấn rác thải của VWS với phương pháp chôn lấp sẽ bằng giá xử lý 1 tấn rác thải bằng phương pháp nhiệt hóa hiện nay tại thủ đô Tokyo là 35 USD/tấn.
Điều đáng nói là tiền xử lý rác thải là tiền ngân sách. Tiền thu dịch vụ từ dân tại TP.HCM chỉ phục vụ cho việc thu gom rác thải từ trong hẻm ra đường phố.
Theo lộ trình, năm 2020 TP.HCM sẽ gom toàn bộ rác về khu xử lý Thủ Thừa tỉnh Long An cũng của VWS do Việt kiều David Dương làm chủ.
Thời điểm đó, TP.HCM sẽ tha hồ chi ngân sách cho cỗ máy độc quyền chôn lấp hợp vệ sinh VWS!
Ý kiến bạn đọc về: "Độc quyền rác": TP.HCM phải trả tiền rác cho ông David Dương gấp 17 lần Đà Nẵng
-
Công Nhân (20:11:16 PM 18/10/2014)Ủng hộ
Qua nhiều năm làm công nhân ngành rác tại thành phố HCM tôi thấy quyết định của UBND thành phố là hoàn toàn đúng đắn. Mọi người đều biết cả 2 đơn vị là Citenco - Công ty ty TNHH MTV Môi trường đô thị và VWS - Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam đều áp dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh. Nghe tên thì giống nhau nhưng bản chất thì khác hẳn: bãi chôn lấp của Citenco tuy nhận 17 USD/tấn rác nhưng thường xuyên gây ô nhiễm, cụ thể lấy mốc từ năm 2007 - 2014 năm nào nhân dân huyện Củ Chi cũng đồng loạt gửi đơn khiếu nại công ty Citenco gây ô nhiễm xả nước thải ra kinh, mùi hôi thối không xử lý mà vẫn thanh toán tiền của thành phố đều đều. Ngược lại, từ khi có công ty VWS tiếp nhận rác đã chia xẻ áp lực cho thành phố rất nhiều, công ty lại có đội ngũ chuyên nghiệp được thuê từ nước ngoài trực tiếp xử lý. Hơn 7 năm nay không ai thua kiện, nhân dân huyện Bình Chánh đã chứng việc đó. Qua vụ việc này chúng tôi rất đồng tình với UNBD TP HCM và cũng cảnh báo các tỉnh khác đừng ham rẻ mà gây ô nhiễm môi trường. Vì khắc phục ô nhiễm sẽ tốn rất nhiều tiền hơn xử lý ban đầu.
Gửi ý kiến bạn đọc về: "Độc quyền rác": TP.HCM phải trả tiền rác cho ông David Dương gấp 17 lần Đà Nẵng
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.