Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Quản lý xây dựng quá lỏng lẻo?
(12:01:53 PM 02/03/2016)>>Đổi 53ha Vườn quốc gia Ba Vì lấy... 8 tỉ đồng
>>Resort trên núi Ba Vì: Giấy phép "trước sau sẽ cấp"?
Khu Le Mont Bavi Resort & Spa giữa Vườn Quốc gia Ba Vì. -Ảnh: LĐ
Thi nhau thách thức “pháp luật”
Liên hệ đến nhiều vụ việc trước đây, nổi cộm lên có vụ sai phạm trật tự xây dựng tại tòa nhà 8B Lê Trực. Cụ thể, từ tháng 3/2011 đến tháng 12/2012, Công ty cổ phần may Lê Trực đã thi công công trình khi không có giấy phép xây dựng. Nhưng các cơ quan quản lý nhà nước không hề hay biết. Sau khi đã “tiền chảm hậu tấu”, tới tận tháng 2/2014 chủ đầu tư mới ngừng thi công và có hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng và được Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã ký giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, trong hồ sơ cấp phép Sở Xây dựng không hề có tài liệu thể hiện việc kiểm tra hiện trạng công trình trước khi cấp phép.
Do không xử lý dứt điểm, phần xây dựng trước khi được cấp giấy phép đã sai với giấy phép không được phá dỡ. Khi được cấp phép xây dựng và tiếp tục thi công trở lại, công trình đã xây sai giấy phép về chiều cao và diện tích các tầng (từ tầng 1 đến 5); thi công các tầng nổi sai chiều cao, vượt quá 16 m, tương đương với 05 tầng nhà, không để khoảng lùi, xây dựng trái phép tầng 19 và tum thang. Mãi sau khi báo chí vào cuộc thì tòa nhà mới được tháo dỡ một cách “miễn cưỡng” và có hình thức xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân có sai phạm thuộc trách nhiệm quản lý.
Hay mới đây là vi phạm xây dựng biệt thự trái phép tại Khu đô thị Mỹ Đình 2 (Q.Nam Từ Liêm, HN) của ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư. Dù công trình này đã bị đình chỉ nhiều lần (từ năm 2015) nhưng biệt thự vẫn được xây dựng và hoàn thiện, bất chấp sự vào cuộc của cơ quan chức năng.
Từ hai sự kiện trên và cho tới vụ xây dựng không phép khu nghĩ dưỡng Le Mont Bavi Resort & Spa 4 sao tại vườn quốc gia Ba Vì cũng đáng để nhiều người đặt ra nhiều câu hỏi. Tại sao một khu nghỉ dưỡng 4 sao bề thế, với hàng chục khách sạn, biệt thự, bể bơi, tọa lạc ở độ cao 600 m (cốt 600) một cột mốc quan trọng về quân sự giữa Vườn Quốc gia Ba Vì là, đã gần như hoàn tất, đưa vào sử dụng và bắt đầu quảng cáo kinh doanh rầm rộ, không có giấy phép xây dựng mà ai hay biết cũng như không ai kiểm tra, quản lý.
Vậy vai trò của các ngành chức năng ở đâu, quản lý chặt chẽ ở đâu khi để cho doanh nghiệp lộng hành như vậy?
Lỏng lẻo hay cố tình phớt lờ?
Câu hỏi nhiều người đặt ra rằng “Phải chăng pháp luật hiện nay đang quá lỏng lẻo”, khiến cho một bộ phận “người có tiền” lộng hành, dễ dàng qua mặt.
Nói đi cũng phải nói lại, dư luận thắc mắc rằng đây đâu phải như trong truyện cổ tích, chỉ trong một đêm mà có thể mọc lên một toà nhà, một khu nghỉ dưỡng nên không ai biết mà kiểm tra. Huống hồ những công trình này khởi công xây dựng rầm rộ trong biết bao năm trời, một nơi là giữa trung tâm thủ đô, một nơi lại ở giữa Vườn Quốc gia Ba Vì - một địa danh thiêng liêng của thủ đô và cả nước luôn được bảo vệ nghiêm ngặt vậy mà chính quyền sở tại lại không ai hay biết. Để đến khi sự việc được phanh phui, dư luận vào cuộc thì “quả bóng trách nhiệm” lại bị “đá đi” hết bên này sang đến bên kia. Câu trả lời “không biết” phải chăng do chính quyền không hay không biết thật hay đang cố tình làm ngơ?
Không chỉ xoay quanh câu hỏi “trách nhiệm” giữa các bên liên quan mà dư luận còn quan tâm rằng liệu sau khi đổi 8 tỷ lấy 53ha Vườn quốc gia Ba Vì theo dạng lấy rừng liên kết và chấp nhận cho kinh doanh du lịc nghĩ dưỡng tại vùng “non thiêng nước biếc” này được hoạt động liệu có làm thay đổi hiện trạng của Vườn quốc gia Ba Vì? Và lợi ích mà nó mang lại liệu Vườn quốc gia Ba Vì có được hưởng hay lại chảy vào túi một nhóm người?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.