»

Thứ sáu, 22/11/2024, 11:14:37 AM (GMT+7)

Resort trên núi Ba Vì: Giấy phép "trước sau sẽ cấp"?

(09:31:26 AM 02/03/2016)
(Tin Môi Trường) - Trước sự việc dự án nghỉ dưỡng Le Mont Ba Vì Resort & Spa xây không phép, Giám đốc Vườn quốc gia Ba Vì cho rằng 'dự án này trước sau cũng sẽ được cấp phép, vấn đề phê duyệt chỉ là thời gian”.

>>Đổi 53ha Vườn quốc gia Ba Vì lấy... 8 tỉ đồng

 

Resort[-]trên[-]núi[-]Ba[-]Vì:[-]Giấy[-]phép[-]"trước[-]sau[-]sẽ[-]cấp"?
Ông Nguyễn Phi Truyền (ngoài cùng, bên phải) làm việc cùng Vụ Pháp chế (Tổng Cục Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT) vào sáng 1/3.

 

"Chưa có tiền lệ xin phép Bộ quốc phòng"

Theo ông Nguyễn Phi Truyền - Giám đốc Vườn quốc gia (VQG) Ba Vì, dự án Le Mont Ba Vì Resort & Spa cơ bản đã đầy đủ thủ tục: có quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, đã có đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên - Môi trường, kế hoạch xây dựng đã trình lên Bộ NN&PTNT.

Cái thiếu duy nhất của dự án này chính là quyết định phê duyệt dự án.

Ông Truyền cho rằng, dự án này không cần giấy phép xây dựng, chỉ cần được Bộ NN&PTNT đồng ý phê duyệt dự án là hoàn thiện tất các hồ sơ, thủ tục.

Vị Giám đốc VQG Ba Vì cũng đã viện dẫn điều 89, khoản 2 của Luật Xây dựng để khẳng định cho việc không cần cấp phép xây dựng mới được triển khai dự án.

Trả lời câu hỏi 'địa điểm xây dựng công trình có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng nhưng tại sao trong quá trình triển khai không xin ý kiến của các đơn vị liên quan", ông Truyền cho rằng: "Từ ngày thành lập Vườn đến nay các tất các công trình xây dựng của vườn đều không xin phép ý kiến của Bộ Quốc phòng; chưa từng có tiền lệ phải xin phép Bộ Quốc phòng".

Kẻ quá nôn nóng, người quá nể nang

Đặt vấn đề về việc dự án này chưa hoàn thiện các thủ tục nhưng vì sao lãnh đạo VQG Ba Vì lại để cho chủ đầu tư dự án tiến hành xây dựng, ông Truyền cho hay: "Việc công ty TNHH Phát triển Công nghệ (CFTD) chưa hoàn thành thủ tục nhưng vẫn tiến hành xây dựng, chúng tôi biết. Tuy nhiên, do quá nể nang nên vẫn để DN thực hiện".

Giải thích cho sự ‘nể nang” này, người đứng đầu VQG Ba Vì thông tin: Dự án này trước sau thì cũng sẽ được cấp phép, phía Bộ NN&PTNT đã có quy hoạch chi tiết, Bộ TN-MT đã có đánh giá tác động môi trường rồi.

"Vấn đề Bộ phê duyệt dự án chỉ là thời gian thôi” - vị này khẳng định.

Đánh giá về trách nhiệm, Phía BQL VQG Ba Vì cho hay cả doanh nghiệp và BQL VQG Ba Vì đều phải chịu trách nhiệm chính trong vụ việc này.

Phía DN tự ý xây dựng công trình là do quá nôn nóng vì thời gian hoàn thiện các thủ tục quá lâu. Phía Vườn do quá nể nang nên mới để xẩy ra tình trạng chưa có phê duyệt dự án nhưng vẫn để DN tiến hành xây dựng.

Giải thích vì sao thời gian DN triển khai dự án kéo dài nhưng phía BQL VQG Ba Vì lại không có động thái gì, ông Truyền phân trần: Mặc dù dự án này bắt đầu manh nha từ năm 2008, tuy nhiên phải đến giữa năm 2015, sau khi có Đánh giá tác động môi trường thì mới bắt tay vào xây dựng.

Giai đoạn đầu chỉ là cải tạo, dọn dẹp lại gạch đá của khu biệt thự cũ, khơi thông suối… Đến tháng 10/2015, Vườn đã có văn bản yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng xây dựng dự án để chờ phê duyệt từ Bộ NN&PTNT.
Khu vực được phép xây dựng?

Ông Cao Chí Công, Phó tổng Cục trưởng Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết trước Tết Nguyên đán, VQG Ba Vì đã trình dự án để phê duyệt những vấn đề liên quan đến lâm nghiệp. Nhưng dự án quy mô lớn, nằm trong VQG và chưa có đánh giá tác động môi trường nên chưa trình Bộ NN&PTNT.

"Cấp phép về xây dựng thì chúng tôi không biết, nhưng về thủ tục đối với ngành lâm nghiệp thì Bộ NN&PTNT chưa phê duyệt", ông Công nói.

Theo quy định, đối với diện tích trên cốt 400 thì phải bảo tồn nghiêm ngặt, trong khi Dự án Le Mont Bavi Resort&Spa tọa lạc ở độ cao 600m (cốt 600).

Ông Công cho biết, theo Luật Bảo vệ phát triển rừng, Nghị định 117 Quy định được hoạt động du lịch sinh thái trong phân khu hành chính dịch vụ. Nên trong cốt 400 hay 600 một khi đã được quy hoạch vào trong phân khu hành chính dịch vụ thì được phép xây dựng. Và theo ông Công, dự án này nằm trong khu 350 ha đã quy hoạch chi tiết nằm trong khu vực hành chính dịch vụ.


Resort[-]trên[-]núi[-]Ba[-]Vì:[-]Giấy[-]phép[-]"trước[-]sau[-]sẽ[-]cấp"?
Dự án Le Mont Ba Vì Resort & Spa sắp đưa vào khai thác thì bị đình chỉ vì xây không phép

Mặc dù chưa được Bộ NN-PTNT cấp phép nhưng từ năm 2008, phía VQG Ba Vì đã ký hợp đồng liên kết với phía Công ty TNHH Phát triển Công nghệ (CFTD).

Theo như hợp đồng này, VQG Ba Vì đã đồng ý góp hơn 53ha đất rừng cho doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh khu nghỉ dưỡng Le Mont Ba Vì Resort & Spa. Đổi lại, phía doanh nghiệp sẽ chi trả cho VQG Ba Vì tổng số tiền là 8 tỉ đồng.

Trao đổi với VietNamNet sáng 1/3, ông Nguyễn Phi Truyền thừa nhận: “Đến thời điểm hiện tại, phía doanh nghiệp đã chuyển đủ số tiền hơn 8 tỉ đồng cho Ban quản lý VQG Ba Vì". Số tiền này, theo lời ông Truyền là được dùng với mục đích bảo vệ, quản lý rừng.

Hoàng Sang - Kiên Trung/Vietnamnet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Resort trên núi Ba Vì: Giấy phép "trước sau sẽ cấp"?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI