»

Thứ năm, 31/10/2024, 16:25:03 PM (GMT+7)

Ý kiến góp ý cho Luật Bảo vệ môi trường 2005

(18:03:51 PM 10/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia môi trường tại Hội thảo VACNE về “Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2005 với Cộng đồng” ngày 26/11/2012 do VACNE tổ chức và Hội thảo góp ý cho Luật BVMT ngày 10/12/2012 do VACNE và VUSTA tổ chức tại Hà Nội

Quang cảnh hội thảo góp ý sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 do VACNE  phối hợp với Quỹ Châu Á tổ chức- Ảnh: Mạnh Cường (TMT)

 

Tài liệu dùng để tổng hợp ý kiến

 

Các bản tham luận của các chuyên gia môi trường (MT) tại Hội thảo VACNE về “Luật MT 2005 với Cộng đồng” ngày 26/11/2012 do VACNE tổ chức và Hội thảo góp ý cho Luật BVMT ngày 10/12/2012 do VACNE và VUSTA tổ chức tại Hà Nội

 

Tham vấn 81 NGOs có hoạt động về MT, trong đó 51 NGOs tham vấn qua phiếu và 30 NGOs tham vấn trực tiếp.

 

Trao đổi thảo luận với 198 nhà quản lý MT của các Chi cục BVMT và BQL các khu công nghiệp, khu chế xuất tại 5 tỉnh ĐBSH và 6 tỉnh ĐBSCL (xem bảng kèm theo)

 

Nghiên cứu của cá nhân các tác giả

STT

Tên tỉnh

Sở TNMT, Chi cục BVMT, Phòng TNMT huyện

Ban QLKCN, Doanh nghiệp và các đơn vị khác

Tổng cộng

1

Hà Nam

35

16

51

2

Ninh Bình

5

2

7

3

Thái Bình

6

2

8

4

Hưng Yên

4

3

7

5

Nam Định

4

1

5

6

Long An

18

72

90

7

Vĩnh Long

2

0

2

8

Bến Tre

6

3

8

9

Cần Thơ

4

1

5

10

Đồng Tháp

6

2

8

11

Tiền Giang

6

0

6

 

Tổng cộng

96

102

 

   

I. Những bất cập của Luật BVMT


1.Những vấn đề còn thiếu, cần bổ sung

 

Khoản 5, Điều 7 Luật BVMT quy định: Nghiêm cấm: “Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước”. Nhưng chưa đưa ra quy định cụ thể về nhóm các đối tượng phát sinh nước thải, khí thải công nghiệp theo loại hình hoạt động, do đó khó khăn trong việc áp dụng các quy chuẩn thải này đối với các loại hình sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ như các hộ gia đình chăn nuôi, giết mổ gia súc.

 

Khoản 2 Điều 67 quy định: Thủ tướng Chính phủ quy định việc thu hồi, xử lý các sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ… Tuy nhiên hiện nay, Chính phủ mới đang hoàn thiện dự thảo văn bản quy định về “Thu hồi, xử lý các sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ”...

 

Luật BVMT có quy định thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược cho UBND cấp tỉnh, nhưng lại không quy định rõ đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thuộc UBND cấp tỉnh thẩm định.

 

Điều 54 Luật BVMT có quy định việc thành lập tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường nhưng lại chưa quy định rõ cơ chế cho tổ chức này hoạt động.

 

Tại khoản 2 Điều 110 Luật BVMT có quy định các mục chi kinh phí sự nghiệp môi trường, nhưng chưa có hướng dẫn công tác quản lý, sử dụng nguồn kinh phí này, chưa quy định rõ hằng năm tỷ lệ tăng chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường cao hơn bao nhiêu phần trăm so với chi ngân sách nhà nước.

 

Luật BVMT chưa quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm ở các vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh, gây khó khăn trong việc khắc phục và xử lý khi xảy ra ô nhiễm. Chưa có quy định rõ cơ chế quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường đối với vấn đề ô nhiễm môi trường liên xã, liên huyện, liên tỉnh.

 

Đối với khu vực giáp ranh biên giới giữa 2 nước, chưa có quy định giải quyết đối với vấn đề ô nhiễm môi trường liên quốc gia.

 

Thông tư 02/TTLT – BTNMT-BCA quy định sự phối hợp giữa CSMT và cơ quan QLNN về MT còn chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa lực lượng cảnh sát môi trường và quản lý nhà nước về môi trường ở cấp địa phương.

 

Khoản 3 Điều 19 không có quy định rõ ràng về các điều kiện đối với cán bộ chuyên môn và cơ sở vật chất, kỹ thuật đối với đơn vị tư vấn khi chủ dự án tự mình hoặc thuê tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

 

Chương XIII Luật BVMT năm 2005 không quy định rõ vai trò của Bộ TN&MT trong việc giúp Chính phủ chủ trì, thống nhất các hoạt động quản lý nhà nước; không quy định trách nhiệm các bộ, ngành cần phối hợp với Bộ TN&MT thực hiện nhiệm vụ BVMT trong ngành, lĩnh vực mình quản lý.

 

Mặc dù có chương Hợp tác quốc tế nhưng còn chung chung, chưa có quy định về ĐTM xuyên biên giới đối với các dòng sông quốc tế.

 

Mục 5, Chương VIII Luật BVMT năm 2005 quy định việc quản lý môi trường không khí theo các cấp độ đối với bụi, khí thải thông thường; bụi, khí thải có yếu tố nguy hại (Điều 83) và khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ô zôn (Điều 84). Tuy nhiên các quy định này còn ở mức chung chung, cần có các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó phải quy định rõ những chế tài cụ thể đối với các hành vi của các tổ chức, cá nhân sản sinh ra môi trường bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ; mùi, đặc biệt là vấn đề xác định các mức độ vi phạm trong tương quan so sánh với các quy chuẩn môi trường, từ đó có những chế tài phù hợp, cụ thể, rõ ràng.(luật chưa quy định về tiếng ồn và mùi).

 

Cần bổ sung thêm:

 

Bổ sung 01 điều về các nguyên tắc bảo vệ môi trường không khí.

 

Bổ sung 01 điều về Bảo vệ môi trường không khí ở các đô thị.

 

Bổ sung 01 điều về Bảo vệ môi trường không khí ở các khu công nghiệp.

 

Bổ sung 01 điều về bảo vệ môi trường không khí ở các làng nghề và khu vực nông thôn.

 

Bổ sung 01 điều về chống ô nhiễm tiếng ồn giao thông vận tải, tiếng ồn công nghiệp và tiếng ồn sinh hoạt.

 

Bổ sung 01 điều về ô nhiễm không khí xuyên biên giới.

 

Cần bổ sung quy định xử lý đối với các cơ quan chức năng trong các trường hợp chậm hoặc không trả lời đơn thư, công văn khiếu nại tố cáo về MT của cá nhân hoặc tổ chức gửi đến phù hợp với quy định của pháp luật.

 

Điều 7, những hành vi bị nghiêm cấm: thêm một nội dung cấm sử dụng chất ddioxxin trong mọi trường hợp (chất độc da cam).

 

Cần quy định thêm vai trò của các Tổ chức phi chính phủ trong quá trình thẩm định ĐMC, lập và thẩm định chiến lược môi trường, quy hoạch môi trường, kế hoạch môi trường.

 

Điều 117 khoản 2 (b) cần ưu đãi: máy móc thiết bị sản xuất trong nước sử dụng trực tiếp cho bảo vệ môi trường (thiết bị xử lý chất thải rắn, nước thải) được miễn thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc giảm theo lộ trình để khuyến khích hàng trong nước và khuyến khích công nghệ.

 

Nên quy định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước và địa phương trong việc làm chậm trễ các thủ tục liên quan đến môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp (Thường hiện nay các cơ quan thẩm định tác động môi trường, cấp phép về quản lý chất thải quá bận rộn, thời gian cấp phép quá lâu so với quy định nêu trong Luật BVMT 2005).

 

Nên bổ sung thêm các quy định liên quan đến lập và thẩm định chiến lược môi trường, quy hoạch môi trường, kế hoạch môi trường.

 

ANMT theo định nghĩa của Hội đồng Bảo an LHQ là: “Sự khan hiếm các tài nguyên thiên nhiên, suy thoái và ô nhiễm môi trường và những hiểm hoạ có thể gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính trị, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột và chiến tranh”.  Báo cáo Thiên niên kỷ của Hội đồng Châu Mỹ của LHQ xác định: “ ANMT là việc đảm bảo an toàn trước các mối nguy hiểm môi trường sinh ra do sự yếu kém trong quản lý hoặc thiết kế và có nguyên nhân trong nước hay xuyên quốc gia”. Xâm phạm An ninh Môi trường cần được coi là một kiểu diễn biến hòa bình Đã đến lúc ANMT cần được quy định trong Luật BVMT sửa đổi. Ví dụ bổ sung thêm 1 khoản vào điều 4 (Nguyên tắc Bảo vệ môi trường) :‘Bảo vệ môi trường phải hướng tới đảm bào An ninh môi trường”, đồng thời đưa thêm phần giải thích thuật ngữ An ninh Môi trường và Luật (điều 2).

 

Tiếp theo tốt nhất là thêm vào luật sửa dổi hẳn 1 chương riêng về Đảm bảo An ninh Môi trường, để trên cơ sở Luật BVMT có thể xây dựng một Nghị định Chnhs phủ hay một Thông tư của Bộ TN & MT hướng dẫn Đảm bảo An ninh Môi trường.

 

2. Sự trùng lặp, chồng chéo trong việc quy định về BVMT giữa các Bộ, Ngành

 

Về quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, chất thải y tế có sự trùng lặp, chồng chéo nhiệm vụ giữa các Bộ: 

 

Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ quản lý chất thải nguy hại.

 

 Bộ Xây dựng quản lý chất thải rắn (gồm cả chất thải nguy hại và thông thường).

 

Bộ Y tế quản lý chất thải y tế (gồm cả chất thải nguy hại và thông thường).

 

Ngành Thú y Bộ NN và PTNT quản lý động vật chết

 

Về quản lý về bảo vệ môi trường trong hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và làng nghề nông thôn có sự trùng lặp giữa 2 Bộ:

 

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ sinh thái an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và làng nghề nông thôn.

 

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có nhiệm vụ hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; hướng dẫn việc xác định thiệt hại và tổ chức khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường (trong đó bao gồm cả vấn đề môi trường trong hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và làng nghề nông thôn.

 

Hiện nay, công tác thẩm định, đánh giá công nghệ môi trường, công nghệ thân thiện với môi trường giao chung cho các bộ: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường; tuy nhiên trách nhiệm, quyền hạn của các Bộ này chưa được phân rõ nên trong thực tế lĩnh vực này đang bị bỏ trống.

 

Điều 14 Luật BVMT năm 2005, trong Danh mục các dự án, quy hoạch chiến lược phải lập, thẩm định, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược không có quy định về quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học.

 

3. Những điểm chưa phù hợp với thực tế của Luật BVMT

 

Luật quy định về BVMT làng nghề chưa phù hợp với thực tế, do một số làng nghề truyền thống hoạt động nhỏ lẻ manh mún, thu nhập thấp, các hộ làm nghề không đủ kinh phí để đóng góp xây dựng khu xử lý chất thải.

 

Khoản 2, Điều 77 Luật BVMT quy định: “Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm thực hiện phân loại tại nguồn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải”. Tuy nhiên, thực tế việc triển khai thực hiện phân loại rác tại nguồn tại các tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường không thực hiện được.

 

Khái niệm tiêu chuẩn môi trường quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật BVMT và các quy định về xây dựng, ban hành và công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường tại Chương II Luật BVMT là không còn phù hợp khi TCMT đã thay bằng QCMT.

 

Điều 113 – Phí bảo vệ môi trường, cần bổ sung thêm phí môi trường đối với các khu công nghiệp, làng nghề theo mức độ chất thải ra ngoài môi trường. VD: dưới mức quy định thì đóng mức phí ưu đãi trong định mức, trên mức quy định đóng theo bình thường, quá mức quy định: đóng phí cao hơn.Điều này không những có thể phân loại các mức phí đối với các doanh nghiệp, xí nghiệp, làng nghề vi phạm mà còn khuyến khích giảm lượng thải ra ngoài môi trường.

 

Điều 72 có quy định về vận chuyển chất thải nguy hại, tại hướng dẫn thông tư 12/2006/BTNMT 26/12/2006 là đúng song tại thông tư mới không có trong cấp phép vận chuyển CTNH.(TT 12/2011 /TT-BTNMT ngày 14/4/2011.

 

Điều 46 Ngoài thuốc BVTV nên bổ sung thêm các thuốc kích thích…

 

4. Những điểm chưa thống nhất trong Luật BVMT

 

Điểm c khoản 7 Điều 17 mâu thuẫn với Điều 14 về đối tượng đánh giá môi trường chiến lược:

 

Điểm c, khoản 7, Điều 17 quy định các đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án thuộc thẩm quyền của UBND và HĐND tỉnh có quyền tổ chức Hội đồng thẩm định.

 

Điều 14 chỉ đề cập tới các đối tượng đánh giá môi trường chiến lược thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan mà không đề cập đến đối tượng ở điểm c, khoản 7, Điều 17.

 

Khái niệm về phế liệu quy định tại khoản 13 Điều 3 và khái niệm về chất thải tại khoản 10 Điều 3 có sự không tách bạch, phân biệt nên khó khăn cho việc xây dựng các quy định hướng dẫn về hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

 

II. Đề xuất sửa đổi, bổ sung

 

1.Điều 3 (Dịnh nghĩa) không có khái niệm “cộng đồng”, Một số thuật ngữ của Luật coi đối tượng áp dụng là : tổ chức, cá nhân (điều 17, 105, 128), Cộng đồng dân cư (điều 4, 6, 20,21,23, 54), nhân dân, người lao động (điều 105), công dân (điều 107,128). Những thuật ngữ trên có nội hàm ít nhiều thể hiện cái gọi là cộng đồng, nhưng lại không nhất quán.

 

2.Luật chưa có điều khoản nào quy định về quyền Giám sát và kiểm tra của cộng đồng.

 

3.Chế tài thực hiện quyền được biết, được bàn, được khiếu nại tố cáo của cộng đồng tuy đã được ghi trong luật 2005 nhưng thực hiện rất kém.

 

4.Xác định rõ khái niệm cộng đồng trong điều 3 (Giải thích từ ngữ) và bổ sung các điều khoản đảm bảo vai trò của cộng đồng trong BVMT trong đó có vai trò“Giám sát - kiểm tra” của cộng đồng, sao cho cộng đồng phải có vai trò 1 trong 3 chân kiếng của mô hinh tam giác QLMT. Đặc biệt cần có quy định đúng tầm hơn về vai trò của các tổ chức NGOs về môi trường trong xây dựng và thực hành luật

 

Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Ngọc Sinh và Phạm Bích Thủy (VACNE)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ý kiến góp ý cho Luật Bảo vệ môi trường 2005

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI