»

Thứ sáu, 22/11/2024, 17:35:52 PM (GMT+7)

Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi): “Cần cân nhắc kỹ lưỡng hơn nữa, tiếp thu sâu sắc hơn nữa ý kiến của các ĐBQH và cử tri để có một đạo luật tốt nhất và đi vào cuộc sống”

(13:52:16 PM 04/11/2020)
(Tin Môi Trường) - Cuối giờ chiều 2/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Hội thảo “Những nội dung quan trọng trong Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)”.

 Dự[-]án[-]Luật[-]Bảo[-]vệ[-]môi[-]trường[-](sửa[-]đổi):[-]“Cần[-]cân[-]nhắc[-]kỹ[-]lưỡng[-]hơn[-]nữa,[-]tiếp[-]thu[-]sâu[-]sắc[-]hơn[-]nữa[-]ý[-]kiến[-]của[-]các[-]ĐBQH[-]và[-]cử[-]tri[-]để[-]có[-]một[-]đạo[-]luật[-]tốt[-]nhất[-]và[-]đi[-]vào[-]cuộc[-]sống”

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng phát biểu

 

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, Luật Bảo vệ môi trường là bộ luật được cử tri, người dân, doanh nghiệp, các đại biểu quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ban, bộ, ngành, địa phương rất quan tâm. Hàng tháng, hàng tuần đều có ý kiến gửi về ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra dự thảo Luật.
 
Đặc biệt, các ĐBQH và Ủy ban Thường vụ Quốc hội rất quan tâm đến Dự án Luật này. Cụ thể, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV rất nhiều ý kiến phát biểu tại nghị trường, tại Tổ; ngay tại Kỳ họp thứ 10, vào ngày 23/10, đã có 20 ý kiến phát biểu tại nghị trường và 34 ý kiến đại biểu gửi về Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng như cơ quan soạn thảo. Sau khi thảo luận tại nghị trường, tại Tổ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến 2 lần, tổ chức hội nghị chuyên trách xin ý kiến ĐBQH.
 
“Nhiều thời điểm, Bộ trưởng Bộ TN&MT, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội dành hẳn 2-3 ngày để nghe ý kiến Đại biểu Quốc hội, tất cả ý kiến của các địa phương, doanh nghiệp, nhà khoa học, chuyên gia về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)”, ông Phan Xuân Dũng nói.
 
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) với 13 chính sách mới và còn nhiều khó khăn. Bởi lẽ, giữa những cái mới và cái cũ sẽ có những ý kiến khác nhau; trong đó, những cái cũ lại từ nhận thức, phương thức điều hành từ những Luật mới thông qua như Luật Thủy lợi, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật PPP, Luật Đa dạng sinh học...
 
Trong khi đó, để giải quyết bài toán “không thể hi sinh môi trường để phát triển, nhưng cũng không thể quá cứng nhắc, khó khăn để kìm hãm sự phát triển”. Đây là vấn đề không hề dễ dàng.
 
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ý kiến ĐBQH về các chính sách lớn, các phương án lớn trong Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) về cơ bản đã đi đến thống nhất. “Song chúng ta vẫn cần cân nhắc kỹ lưỡng hơn nữa, tiếp thu sâu sắc hơn nữa ý kiến của các ĐBQH và cử tri để có một đạo luật tốt nhất và đi vào cuộc sống”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.
T.H
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi): “Cần cân nhắc kỹ lưỡng hơn nữa, tiếp thu sâu sắc hơn nữa ý kiến của các ĐBQH và cử tri để có một đạo luật tốt nhất và đi vào cuộc sống”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI