Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thứ bảy, 18/01/2025, 19:44:23 PM (GMT+7)
Cử tri chất vấn xây dựng nhà hát 1.500 tỉ không lấy ý kiến người dân
(19:15:43 PM 12/10/2018)(Tin Môi Trường) - Chiều 12/10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM (đơn vị bầu cử số 1) tiếp xúc cử tri Q.1 và Q.3 trước kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14.
>> Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi >> Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước >> Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh >> Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ >> Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Cử tri Nguyễn Hữu Châu chất vấn về vấn đề xây dựng nhà hát - ẢNH: KHẢ HÒA
"Quyết định của cơ quan nhà nước cần sự đồng thuận của nhân dân"
Đơn vị bầu cử này trước đây gồm có các đại biểu: Chủ tịch nước Trần Đại Quang, thiếu tướng Ngô Tuấn Nghĩa, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự TP.HCM, ông Lâm Đình Thắng, Phó bí thư Quận ủy Q.Bình Thạnh.
Tuy nhiên, vừa qua Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần nên tại kỳ tiếp xúc này ông Phan Nguyễn Như Khuê, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM thay thế tiếp xúc cử tri.
Trước khi diễn ra tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội và cử tri đã dành phút mặc niệm và tưởng nhớ đối với nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa từ trần.
Cử tri Lâm Ngọc Mạnh (quận 3) phát biểu, vừa qua HĐND TP thông qua nhiều nội dung trong đó có nội dung xây dựng nhà hát giao hưởng 1.500 tỉ ở quận 2 và điều này có cần thiết không. Nhân dân đói khổ nhiều năm nay, nhiều người vẫn phải nằm bụi nằm bờ, nhiều vấn đề cần thiết với đời sống người dân giải quyết chưa xong thì có cấp thiết xây dựng nhà hát mới không?
“HĐND TP là nơi phản ánh cử tri của dân nhưng tại sao khi xây dựng công trình này lại không lấy ý kiến người dân”, ông Mạnh nói.
Từ đó, ông Mạnh cũng không đồng ý việc hàng trăm đại biểu HĐND trong việc thông qua chủ trương xây dựng nhà hát giao hưởng thay cho ý kiến của nhiều triệu người dân TP.HCM được.
Cử tri Nguyễn Xuân Hòe (quận 1) cho hay, nhiều bệnh viện quá tải, những ánh mắt cầu cứu của bà mẹ ở Bệnh viện Nhi đồng 1, 2 mong chữa bệnh cho con…nên cần thiết phải tìm cách giảm tải bệnh viện, trong đó tập trung vào việc kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm.
Cử tri Nguyễn Hữu Châu (quận 3) cho hay trước những vấn đề lớn liên quan đến đến đời sống xã hội cần tham khảo ý kiến người dân trước khi quyết định chẳng hạn việc biến đường Nguyễn Huệ thành phố đi bộ hay vấn đề xây dựng nhà hát giao hưởng 1.500 tỉ đồng ở Q.2.
“Bởi lẽ, giá trị văn hóa lớn nhất của Bác Hồ để lại cho các thế hệ là chữ “dân”. Chính người dân mới là chủ thể của quyền lực nhà nước. Quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước phải vì lợi ích của dân, cần sự đồng thuận của nhân dân”, ông Châu nói.
Chính phủ đang thanh tra toàn diện Khu đô thị Thủ Thiêm
Liên quan đến việc xây dựng nhà hát, trong phần kết luận buổi tiếp xúc, đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê cho hay TP.HCM trên tinh thần cầu thị lắng nghe tiếng nói của cử tri và bộ ban ngành để giải quyết.
“Còn những vấn đề cấp bách cử tri đặt ra thì HĐND TP.HCM sẽ lắng nghe trên tinh thần cầu thị và sẽ có báo cáo với Thành ủy và cử tri”, ông Khuê nói.
Về vấn đề Thủ Thiêm, ông Khuê cho hay UBND TP.HCM đã xây dựng kế hoạch cụ thể trong đó chấp hành thực hiện nghiêm kết luận của Thanh tra Chính phủ xoay quanh giải quyết khiếu nại của người dân Thủ Thiêm.
Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê -ẢNH: KHẢ HÒA
“Hiện nay Chính phủ vẫn đang thanh tra toàn diện Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Vừa qua chỉ là bước một trong việc giải quyết khiếu nại của người dân Thủ Thiêm”, ông Khuê nhấn mạnh.
Theo ông Khuê, yêu cầu đặt ra trong việc giải quyết bức xúc ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm là phải yên dân, giải quyết theo đúng pháp luật và bảo đảm quyền lợi của người dân.
“Để xây dựng hình ảnh, động lực phát triển của TP.HCM, UBND TP.HCM đã thành lập tổ công tác mà Chủ tịch UBND TP.HCM làm tổ trưởng với mục tiêu từ giờ đến cuối năm phải giải quyết xong”, ông Khuê khẳng định.
(Theo TNO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.