»

Thứ tư, 30/10/2024, 22:18:21 PM (GMT+7)

"sử dụng xăng chất lượng thấp sẽ làm tăng nguy cơ cháy xe"

(17:36:16 PM 18/05/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- "Nói xăng vô can với việc cháy xe là không thỏa đáng, nhưng kết luận của chúng tôi về việc sử dụng xăng dỏm làm tăng nguy cơ cháy xe không phải để bác kết luận của 4 Bộ trước đây", Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP HCM cho biết.

Phát biểu của ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP HCM được đưa ra chiều 17/5, khi công bố kết quả nghiên cứu Xác định nguyên nhân cháy xe gắn máy do Đại học Bách Khoa TP HCM thực hiện. Theo ông Tân, nhóm nghiên cứu chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến cháy xe, trong đó sử dụng xăng chất lượng thấp sẽ làm tăng nguy cơ cháy. Tuy nhiên, không phải cứ đổ xăng dỏm và chạy thì xe sẽ bốc lửa.

Trước kết luận này, nhiều người trong phòng họp bắt đầu xôn xao khi trước đó vào cuối tháng 4, các bộ ngành đã xác định được 5 nguyên nhân cháy xe gồm: chập điện, sự cố kỹ thuật, sơ suất, tai nạn giao thông và do đốt. Báo cáo này của liên bộ cũng khẳng định chưa có bằng chứng về việc xăng kém chất lượng là nguyên nhân gây cháy xe.

 

Giải thích về sự khác biệt này, người đứng đầu Sở Khoa học Công nghệ TP HCM cho rằng công bố nói trên của 4 Bộ gồm Công an, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Giao thông Vận tải dựa trên kết quả điều tra và tìm nguyên nhân cho các xe đã bị cháy.

 

Còn nghiên cứu của TP HCM cho các xe đang chạy bình thường, chưa cháy và tập trung nghiên cứu tác động của xăng kém chất lượng ảnh hưởng như thế nào đến việc cháy xe. "Nói xăng vô can là không thỏa đáng vì rõ ràng sử dụng xăng dỏm thì nguy cơ cháy sẽ rất cao do nhiên liệu chất lượng thấp sẽ làm ống dẫn xăng chai, dễ bị phá hủy, nhiệt độ thùng chứa đồ động cơ của xe cũng tăng lên", ông Tân nói.

 

Giám đốc Sở khẳng định: "Nghiên cứu này không bác kết luận của 4 bộ. Hiện Bộ Khoa học Công nghệ đang giao cho các nhóm khác nghiên cứu nguyên nhân cháy xe và chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp".

 

Xăng dỏm làm phá hủy hệ thống dây dẫn, làm rò rỉ nhiên liệu, tăng nguy cơ gây cháy xe. Ảnh: Kiên Cường

 

Trong khi đó, thông tin TP HCM tìm ra nguyên nhân gây cháy xe đang được người dân đặc biệt quan tâm. Cuộc họp tại Sở Khoa học Công nghệ thu hút đông đảo giới truyền thông và các chuyên gia để nghe báo cáo về cách Đại học Bách khoa "lần theo dấu vết" dẫn đến cháy xe.

 

Nhóm nghiên cứu đã tập trung vào 2 phần chính là nguyên liệu và các yếu tố kỹ thuật dẫn đến cháy xe.

 

Về nhiên liệu, khi methanol chiếm 10% thể tích, áp suất hơi sẽ tăng mạnh, khi đó khả năng rò rỉ lớn hơn xăng thông thường. "Nhiên liệu chứa đến 20-30% methanol cũng có khả năng dẫn điện. Qua các thử nghiệm, kết quả là các mẫu xăng có pha ethanol và methanol (với các mức khác nhau: 5%, 10%...) có thể cháy ở nhiệt độ lớn hơn 490 độ C", ông Huỳnh Quyền, Giám đốc Trung tâm Công nghệ lọc hóa dầu, Phòng Thí nghiệm động cơ đốt trong Đại học Bách khoa TP HCM báo cáo.

 

Về yếu tố kỹ thuật gây ra xe cháy thì có 2 nội dung được rà soát: sự ảnh hưởng nhiên liệu đến nhiệt độ động cơ và khả năng chập mạch của hệ thống điện xe máy. Xe được thử nghiệm là Air Blade.

 

Để đánh giá xăng dỏm tác động như thế nào đến động cơ xe, nhóm nghiên cứu đã lắp đặt cảm biến cho các bộ phận của xe và 17 mẫu xăng có pha ethanol, methanol với mức độ khác nhau được sử dụng. Xe được đặt trên bệ thử, chạy với các tốc độ khác nhau lên đến 80 km/h, lặp đi lặp lại nhiều lần rồi ghi nhận nhiệt độ trên cảm biến.

 

Các[-]ống[-]nhiên[-]liệu[-]trong[-]thử[-]nghiệm.[-]Ảnh:[-]Kiên[-]Cường

Các ống nhiên liệu trong thử nghiệm. Ảnh: Kiên Cường

 

Ghi nhận kết quả cho thấy, động cơ nóng nhất khi sử dụng xăng A83, nhớt có thể nóng lên đến gần 100 độ C. Tại chế độ tải lớn, nhiệt độ khí xả có thể lên đến hơn 450 độ C, đây có thể là tác nhân gây cháy xe nếu có dính rác, vải, chất dễ cháy vào ống xả.

 

Khi xử dụng xăng pha cồn, nhiệt độ trong khoang chứa đồ lên tới hơn 60 độ C (bình thường chỉ hơn 50 độ C), dễ dàng gây cháy nổ các chất để trong đó như quẹt gas, pin, điện thoại... Đặc biệt, nhiệt độ khoang động cơ có xu hướng tăng khi sử dụng xăng kém chất lượng, do khu vực này kín, nhiệt tỏa đến thiết bị xung quanh dễ gây cháy nếu có rò rỉ nhiên liệu.

 

"Ngoài ra, các nhiên liệu kém chất lượng (dù chỉ đổ 1 lần) có thể làm biến tính ống dẫn nhiên liệu, các gioăng cao su, làm tăng nguy cơ rò rỉ nhiên liệu có thể gây cháy xe", ông Nguyễn Ngọc Dũng, cán bộ nghiên cứu Phòng thí nghiệm động cơ đốt trong Đại học Bách khoa nhận xét.

 

Về khả năng chập điện, nếu xe nguyên thủy không can thiệp hệ thống điện thì khó có khả năng xảy ra cháy, ngược lại, khả năng cháy hoàn toàn có thể xảy ra.

 

Với các thử nghiệm trên, nhóm nghiên cứu đưa ra 3 nguyên nhân gây cháy xe gắn máy. Cụ thể, do rò rỉ nhiên liệu (một phần do xăng dỏm phá hủy hệ thống dây dẫn), chập mạch hệ thống điện, yếu tố khách quan và chủ quan (để vật dễ cháy trong cốp xe, vướng vật liệu dễ cháy như vải, bao nilong ở ống xả).

Theo VnExpress
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "sử dụng xăng chất lượng thấp sẽ làm tăng nguy cơ cháy xe"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI