»

Thứ bảy, 18/01/2025, 04:51:35 AM (GMT+7)

Đổ bao cát xuống sông Sài Gòn để bảo vệ vỏ hầm Thủ Thiêm

(21:44:41 PM 29/01/2022)
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị TP.HCM cho biết việc đổ bao cát xuống nóc hầm Thủ Thiêm dưới lòng sông Sài Gòn nhằm bảo vệ vỏ hầm trước những hố xói.
Gần một tháng qua, sà lan liên tục chở hàng trăm bao cát trên sông Sài Gòn đến khu vực nóc hầm Thủ Thiêm và đổ xuống. Có thời điểm, sà lan chở thêm máy cuốc đến để tham gia đổ cát xuống sông.
 
Hình ảnh trên khiến nhiều người dân thắc mắc và nghi ngờ về độ an toàn của hầm Thủ Thiêm sau hơn 10 năm công trình được đưa vào sử dụng.
 
Đổ[-]bao[-]cát[-]xuống[-]sông[-]Sài[-]Gòn[-]để[-]bảo[-]vệ[-]vỏ[-]hầm[-]Thủ[-]Thiêm
Vị trí được đánh dấu trên sông Sài Gòn để đổ bao cát. Ảnh: Tiến Dũng.
 
Ngày 29/1, ông Đoàn Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị TP.HCM, cho biết việc sà lan đổ cát xuống nóc hầm Thủ Thiêm là hoạt động bình thường trong công tác quản lý, bảo trì đường hầm.
 
Theo ông Tấn, hàng năm đơn vị này thực hiện quan trắc toàn bộ lòng sông Sài Gòn qua khu vực hầm Thủ Thiêm để đảm bảo công trình vận hành an toàn.
 
Nước dưới lòng sông Sài Gòn có dòng chảy. Qua thời gian, bùn đất sẽ bồi lắng hoặc xói mòn phía trên nóc hầm.
 
Vừa qua, đơn vị quan trắc phát hiện một số điểm xói mòn trên nóc hầm nên đã triển khai sà lan chở bao cát đổ xuống các vị trí trên. Đồng thời, lực lượng chức năng nạo vét một số điểm bồi lắng dày để bảo vệ vỏ hầm Thủ Thiêm.
 
“Sau hơn 10 năm đưa vào khai thác, đây là lần đầu tiên đơn vị thực hiện kiểm tra và đắp bao cát bảo vệ vỏ hầm Thủ Thiêm. Chúng tôi thực hiện công việc này trong vòng một tháng. Công tác bảo trì kỹ thuật đường hầm thực hiện theo yêu cầu của nhà thiết kế”, ông Tấn nói.
 
Hầm Thủ Thiêm được đưa vào khai thác vào năm 2011. Đây là đường hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á, nối giữa quận 1 (TP.HCM) với thành phố Thủ Đức. Đường hầm dài khoảng 1,5 km, tổng vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng.
(T/c Tri thức trực tuyến)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đổ bao cát xuống sông Sài Gòn để bảo vệ vỏ hầm Thủ Thiêm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI